QUY TRÌNH LẮP ĐẶT CHUẨN CÁC THIẾT BỊ VỆ SINH TRONG TỪNG GIAI ĐOẠN

Mỗi hộ gia đình sẽ có nhu cầu lắp đặt thiết bị vệ sinh trong từng thời điểm khác nhau. Quy trình lắp đặt thiết bị vệ sinh cũng không giống nhau theo từng thời điểm đó: trước khi có kết cấu nhà vệ sinh, đã có sẵn kết cấu hay đơn giản là muốn thay mới các thiết bị. 

Lắp đặt thiết bị vệ sinh sen tắm đứng 
Lắp đặt thiết bị vệ sinh sen tắm đứng

Việc lắp đặt thiết bị vệ sinh sẽ gặp trục trặc nếu không nắm được quy trình lắp đặt thiết bị vệ sinh chính xác. Chủ gia đình, nhà thầu và nhà lắp đặt sẽ không có tiếng nói chung nếu không thống nhất trong việc lựa chọn thiết bị thích hợp tương ứng với kết cấu công trình. 

I. Một số vấn đề, khó khăn thường gặp trong quá trình lắp đặt thiết bị vệ sinh

Trong quá trình chuẩn bị lắp đặt thiết bị vệ sinh cũng như đang lắp đặt chủ nhà, chủ thầu người lắp đặt sẽ có những bất đồng, không thống nhất, dẫn đến một vài vấn đề và  khó khăn.  

  • Khó khăn trong việc lựa chọn và mua sắm thiết bị phù hợp với nhu cầu và không gian của gia đình. Để chọn được thiết bị phù hợp cho không gian thì chúng ta nên tìm hiểu thiết bị vệ sinh gồm những gì, cần mua sản phẩm nào cho nhà tắm. 
  • Sự khác biệt trong quan điểm và cách tiếp cận giữa nhà thầu, chủ nhà và người lắp đặt trong việc lựa chọn và thiết kế các thiết bị vệ sinh và các phụ kiện.
  • Khó khăn trong quá trình lắp đặt, có thể gặp phải các vấn đề về đường ống nước, kích thước phù hợp với không gian, vị trí chi tiết để đặt thiết bị,…
  • Khó khăn trong việc thi công và lắp đặt khi không đảm bảo an toàn và bảo vệ môi trường, hoặc không đảm bảo chất lượng của công trình
  • Chủ nhà không có kinh nghiệm, thông tin về việc lắp đặt dễ dẫn đến việc lắp đặt thiết bị không như mong muốn.  

Để giải quyết các khó khăn này, cần có sự thảo luận và đàm phán tốt giữa hai bên để đạt được sự đồng thuận và giải quyết mọi vấn đề phát sinh. Nên đưa ra các lời khuyên và gợi ý cho nhà thầu và người lắp đặt về việc chọn thiết bị và phụ kiện vệ sinh phù hợp và đảm bảo an toàn trong quá trình lắp đặt. Cần đảm bảo thực hiện đúng quy trình và các quy định trong quá trình lắp đặt thiết bị nhà vệ sinh để tránh gặp các khó khăn và sự cố không đáng có.

II. Lắp đặt thiết bị vệ sinh đúng quy trình

1. Quy trình lắp đặt thiết bị vệ sinh trước khi có kết cấu nhà tắm, nhà vệ sinh hoàn chỉnh

Trước khi có kết cấu nhà tắm, nhà vệ sinh  hoàn chỉnh, để quy trình lắp đặt thiết bị vệ sinh diễn ra thuận lợi cần có sự đồng nhất giữa thiết kế xây dựng và thiết bị vệ sinh. Nhà thầu và người lắp đặt thông tin rõ ràng về kết cấu, kích thước nhà tắm để bố trí thiết bị nhà vệ sinh chính xác, đẹp mắt nhất.

Để tránh xảy ra bất đồng nói trên thì khi mua thiết bị vệ sinh, các gia đình cần chọn các hãng thiết bị vệ sinh uy tíncác cửa hàng thiết bị vệ sinh có tâm và tầm để hỗ trợ tư vấn và giải đáp những khó khăn mà khách hàng gặp phải.

Để thống nhất ý kiến giữa người lắp đặt và nhà thầu khi chưa có kết cấu nhà tắm, cần thực hiện một số việc sau:

  • Thảo luận với nhà thầu và đưa ra các gợi ý và lời khuyên về việc lựa chọn thiết bị và phụ kiện vệ sinh phù hợp với kích thước và hình dạng của phòng tắm và nhà vệ sinh.
  • Đưa ra các đề xuất về cách thiết kế và bố trí các thiết bị vệ sinh và các phụ kiện để đảm bảo tính thẩm mỹ và tiện nghi cho người sử dụng.
  • Thống nhất về kế hoạch lắp đặt, bao gồm việc xác định các đường ống nước và các phụ kiện cần thiết để kết nối các thiết bị vệ sinh với hệ thống cấp nước và xả nước.
  • Thiết kế và tạo ra các bản vẽ chi tiết để đảm bảo rằng việc lắp đặt các thiết bị vệ sinh sẽ phù hợp với kết cấu và không gian của phòng tắm và nhà vệ sinh.
  • Thảo luận để đưa ra các quy định và tiêu chuẩn an toàn và bảo mật cho quá trình lắp đặt.

Qua đó, hai bên có thể thỏa thuận và đồng ý về các tiêu chuẩn và quy định cũng như các phương án thiết kế và lắp đặt phù hợp và đáp ứng nhu cầu sử dụng.

2.  Quy trình lắp đặt thiết bị vệ sinh khi đã có sẵn kết cầu nhà vệ sinh 

Trong trường hợp đã có sẵn kết cấu nhà vệ sinh để đáp ứng mong muốn của chủ nhà mà vẫn đảm bảo kỹ thuật lắp đặt, có thể thực hiện các bước sau:

  • Thảo luận và đưa ra các khuyến nghị liên quan đến việc lựa chọn thiết bị vệ sinh và phụ kiện phù hợp với kích thước và hình dạng của phòng tắm và nhà vệ sinh.
  • Đề xuất các phương án cách lắp đặt thiết bị vệ sinh đảm bảo tính thẩm mỹ và tiện lợi cho người sử dụng.
  • Tạo bản vẽ chi tiết để đảm bảo việc lắp đặt thiết bị vệ sinh sẽ phù hợp với cấu trúc và không gian của phòng tắm và nhà vệ sinh.
  • Thống nhất các quy định về an toàn, bảo mật trong quá trình lắp đặt.

Thông qua các bước này, hai bên có thể thống nhất các tiêu chuẩn, quy chuẩn và phương pháp thiết kế, lắp đặt phù hợp, đáp ứng nhu cầu của gia chủ. Giao tiếp và hợp tác là chìa khóa để đảm bảo sự hài lòng với kết quả cuối cùng.

3. Quy trình lắp đặt thiết bị vệ sinh khi thay mới thiết bị vệ sinh 

Quy trình lắp đặt thiết bị vệ sinh khi chủ nhà muốn thay mới các thiết bị, người lắp đặt cần tìm hiểu rõ mong muốn lắp đặt và kết cấu có sẵn của nhà vệ sinh. Sau đó là cùng chủ nhà tìm các loại thiết bị thay thế phù hợp. Trước khi đó người lắp đặt nên: 

  • Kiểm tra và đánh giá tình trạng các phụ kiện và kết cấu hiện tại, đảm bảo rằng nó đáp ứng yêu cầu về vệ sinh và an toàn.
  • Chọn kích thước thiết bị vệ sinh và phụ kiện vệ sinh phù hợp với kích thước và hình dạng của phòng tắm và nhà vệ sinh.
  • Chuẩn bị vật liệu và công cụ cần thiết cho quá trình lắp đặt.
  • Tháo dỡ thiết bị và phụ kiện cũ, loại bỏ chúng và làm sạch khu vực vệ sinh.
  • Lắp đặt các phụ kiện và thiết bị mới, đảm bảo vị trí và khoảng cách phù hợp và phù hợp với kết cấu và không gian của phòng tắm và nhà vệ sinh.
  • Kết nối các đường ống nước và đường ống xả với các thiết bị và phụ kiện vệ sinh mới.
  • Kiểm tra và thử nghiệm để đảm bảo rằng các thiết bị và phụ kiện vệ sinh mới hoạt động đúng cách và không có rò rỉ.
Lắp đặt thiết bị vệ sinh bộ tủ phòng tắm mới 
Lắp đặt thiết bị vệ sinh bộ tủ phòng tắm mới

Cần đảm bảo rằng quá trình lắp đặt được thực hiện đúng quy trình và đúng tiêu chuẩn an toàn và bảo mật của ngành xây dựng và điện. Nếu có bất cứ vấn đề gì xảy ra, nên tiếp cận và giải quyết triệt để. 

Trong quá trình lắp đặt thiết bị vệ sinh, cần đảm bảo cho các công đoạn được thực hiện đúng kỹ thuật và an toàn lắp đặt. Để đảm bảo được điều này, nên thuê các thợ lắp đặt có kinh nghiệm và đáng tin cậy hoặc các nhà cung cấp sản phẩm chuyên nghiệp để hỗ trợ trong toàn bộ quá trình.

Tuy nhiên, quy trình lắp đặt thiết bị vệ sinh thông dụng về cơ bản đều có các bước tiêu chuẩn. Các thiết bị vệ sinh thông thường bao gồm bồn cầu, chậu rửa mặt, vòi sen, bồn tắm, tủ gương,… Nếu nhà bạn có đầy đủ thiết bị, vật dụng nhưng không biết lắp đặt sao cho hợp lý. Enic sẽ mách bạn chi tiết lắp đặt thiết bị vệ sinh nhà vệ sinh đúng chuẩn nhé! 

III. Lắp đặt thiết bị nhà tắm thông dụng 

1. Lắp đặt thiết bị vệ sinh thông dụng bồn cầu 

Hiện nay, trên thị trường thiết bị vệ sinh có các loại bồn cầu phổ biến như: bồn cầu 1 khối, bồn cầu 2 khối, bồn cầu treo tường, bồn tiểu nam và bồn cầu thông minh. Kích thước tiêu chuẩn của từng loại bồn cầu là:

Bồn cầu 1 khối

Bồn cầu 1 khối có phần két nước được gắn liền với phần bệ ngồi mang lại cho loại bồn cầu này một thiết kế hiện đại. Thiết kế 1 khối liền tạo được sự thuận tiện trong quá trình lắp đặt và sử dụng. Kiểu dáng này cũng giúp khách hàng hạn chế được tình trạng rò rỉ nước và có độ bền lâu dài.

Kích thước tiêu chuẩn của bồn cầu 1 khối là:

  • Độ dài: 745mm
  • Chiều rộng trước: 288mm
  • Chiều rộng sau: 520mm
  • Chiều cao: 600mm
  • Tâm thoát: 80 x 60mm

 

Bồn cầu 2 khối

Bồn cầu 2 khối được sử dụng phổ biến trong các công trình hay trong hộ gia đình ở khoảng thời gian trước đây. Bồn cầu 2 khối được thiết kế tương tự như 1 khối, gồm phần két nước và bệ ngồi nhưng được tách ra thành 2 phần riêng biệt.

Khi tiến hành lắp được bồn cầu 2 khối, khách hàng cần chú ý đến vấn về ống thoát và ống thông hơi. Ống thoát và ống thông hơi cần lắp đặt đúng kỹ thuật để hạn chế tình trạng tắc nghẽn.

Kích thước chuẩn của bồn cầu 2 khối là:

  • Chiều dài: 700mm
  • Chiều rộng: 368mm
  • Chiều cao tổng thể: 777mm
  • Chiều cao bệ ngồi với chân đế: 400mm

Tiêu chuẩn lắp đặt:

  • Theo tiêu chuẩn lắp đặt thì khoảng cách từ bồn cầu tới tường khoảng 5mm. 
  • Khoảng cách từ tường đến phần tâm xả bồn cầu khoảng 305mm.
  • Nguồn cấp nước của bồn cầu phải đặt bên tay trái và cách tâm bồn khoảng 250mm. 
  • Khoảng cách tính từ sàn nhà lên là 150-200mm. 
  • Ống thải chờ của bồn cầu đặt cách mặt sàn 3cm.

Trước tiên bên lắp đặt cần trao đổi thông tin với khách hàng về các kích thước lắp đặt thiết bị vệ sinh, tư vấn, ghi nhận những góp ý hoặc lưu ý, yêu cầu của khách hàng, nắm bắt thông tin sơ đồ điện nước ngay khu vực, vị trí lắp đặt sản phẩm.

1.1. Bồn cầu đặt sàn 

Bước 1: Xác định vị trí 

  • Xác định địa chỉ nhà muốn lắp đặt (Số tầng hoặc phòng)
  • Kiểm tra tâm lỗ xả cách tường đã đạt tiêu chuẩn 300 – 350mm 
  • Kiểm tra đã có dây cấp nước, nguồn điện (bồn cầu thông minh) 

Bước 2: Chuẩn bị

  • Đo đạc lại kích thước ống thoát bồn cầu (Phi ống, kích thước cách tường…) 
  • Cắt ống xả để chừa lại 5mm cách mặt đất.
  • Mở các đầu bịt ống chờ cấp nước cho bồn cầu, vệ sinh sạch ren ống chờ.
  • Xả nước tháo cặn đường ống
  • Đấu nối đường nước (Kiểm tra rò rỉ nước)
  • Lắp sẵn van nước cấp hoặc vòi xịt (nếu có).
  • Dọn dẹp vệ sinh khu vực trước khi lắp

Bước 3: Lắp đặt  

  • Gắn thu tâm với kích thước chuẩn của các dòng bồn cầu, ống fi 114 m
  • Đặt thu tâm cách mặt đất 3cm cho xi măng trắng xuống dưới vị trí xung quanh thu tâm
  • Đặt thêm lớp xi măng trắng dưới đáy quanh bồn cầu
  • Đặt sẵn gioăng đất sét đi kèm vào tâm xả bồn cầu
  • Canh vị trí chính xác đặt tâm xả bồn cầu với tâm ống xả
  • Ép bồn cầu cho gioăng đất sét với thu tâm liên kết với nhau
  • Bơm silicon hoặc xi măng trắng xung quanh bồn cầu để cố định bồn cầu


Video lắp bồn cầu

1.2. Bồn cầu treo

Bồn cầu treo tường là một thiết kế mang tính đột phá. Ưu điểm của loại bồn cầu này là thiết kế giúp tối ưu không gian, phù hợp bố trí trong nhà vệ sinh nhỏ. Bồn cầu treo tường có thể chịu được trọng lượng tối đa lên đến 400kg và được cố định trên tường nhà vệ sinh.

Kích thước đúng chuẩn của thiết bị vệ sinh này là:

  • Chiều dài: 600mm
  • Chiều rộng: 360mm
  • Chiều cao: 320mm

Các bước lắp đặt:

Bước 1: Lắp 2 Bulông vào khung treo (Phải có ốc khóa bu lông và long đền)

Bước 2: Tiến hành đo và cắt ống kết nối đường cấp và đường xả cho phù hợp, tránh tình trạng ngắn quá làm hở ron và bị hôi (Khi lắp đặt dùng mỡ đi kèm hoặc nước rửa bôi trơn các ron).

Bước 3: Tiến hành lắp đặt (Khi lắp phải có tấm đệm để ngăn cách phần sứ của bồn cầu chạm vào phần đá hoặc gạch để tránh gây nứt vỡ)

Bước 4: Đối với bồn cầu thông minh – kết nối dây điện, dây hơi của chế độ xả và ống cấp nước cho vòi rửa (Lưu ý đấu dây hơi xả tiểu và xả đại đúng với nút nhấn)

Bước 5: Vệ sinh khu vực lắp đặt

Bồn cầu thông minh âm tường với đèn LED hiện đại
Bồn cầu thông minh âm tường với đèn LED hiện đại

Lưu ý khi lắp đặt bồn cầu:  

  • Đợi 12 tiếng sau mới sử dụng
  • Kiểm tra bồn cầu thật kỹ khi mua để đảm bảo không bị sứt mẻ, nứt vỡ
  • Làm sạch đường ống nước tránh làm ứ đọng cặn bã
  • Không được lấp xi măng, trát vào khoảng trống chính giữa lỗ cầu
  • Chú ý áp lực nước không để vượt qua giới hạn 0.3KgF/cm3h.
  • Đối với loại bồn cầu thông minh cần thêm bước đấu nối với nguồn điện. Cần chuẩn bị vị trí ổ cắm điện âm tường có nối đất để cấp nguồn cho nắp bồn cầu thông minh. Sử dụng nguồn điện 220V

2. Lắp đặt thiết bị vệ sinh chậu rửa mặt 

Lavabo được khách hàng biết đến với các phân loại là: lavabo treo tường, lavabo âm bàn và lavabo đặt bàn

Tiêu chuẩn lắp đặt:

  • Khoảng cách từ tâm xả đến tường khoảng 271mm
  • Khoảng cách từ mặt sàn chậu rửa mặt khoảng 70cm – 90cm. Đối với phòng tắm của trẻ nhỏ, tiểu học thì kích thước chiều cao khoảng 50cm để phù hợp với chiều cao của các bé. 

2.1. Chậu rửa âm bàn

Lavabo âm bàn thường được sử dụng trong các khách sạn, nhà hàng với mục đích đem lại sự sang trọng.

Kích thước tiêu chuẩn của lavabo âm bàn là:

  • Chiều dài: 550 đến 600mm
  • Chiều rộng: 380 đến 450mm
  • Chiều cao: 175 đến 210mm

Các bước lắp đặt:

Bước 1: Đánh dấu và cắt biên dạng vị trí lắp chậu

Bước 2: Cắt bàn đá, bàn gỗ và khoan lỗ

Bước 3: Gắn bulong vào thân chậu. Đặt bulong vào 2 lỗ bên dưới chậu rửa mặt, quay bulong 90 độ, cố định các bộ phận bằng 2 đai ốc

Bước 4: Tiến hành lắp đặt: Đặt chậu vào đúng vị trí ở bước 1. Điều chỉnh 2 bulong đã bắt với chậu khớp với 2 lỗ trên mặt bàn và cố định bằng 2 đai ốc

Bước 5: Lắp Lắp vòi nước

Bước 6: Lắp ống cấp và thoát nước chữ P: Lắp dây nước cấp cho vòi rửa, gắn ống nước thải bên dưới chậu rửa.

Bước 7: Trít silicon vào rãnh trên bề mặt chậu


Video lắp tủ chậu lavabo

2.2. Chậu rửa mặt treo tường

Thiết kế lavabo treo tường là kiểu thiết kế truyền thống và thông dụng đối với các hộ gia đình. Kiểu dáng nào giúp khách hàng dễ dàng lắp đặt ở nhiều không gian khác nhau.

Kích thước tiêu chuẩn của lavabo treo tường:

  • Chiều dài: 400 đến 500mm
  • Chiều rộng: 350 đến 430mm
  • Chiều cao: 150 đến 220mm

Các bước lắp đặt:

Bước 1: Xác định vị trí lắp đặt 

Bước 2: Khoan lỗ bắt bulong và lắp cố định bulong

Bước 3: Lắp cố định thân chậu vào vị trí ở bước bước 2, dùng kìm hoặc cờ lê siết chặt ốc vít

Bước 4: Lắp vòi rửa

Bước 5: Lắp ống nước cấp và ống nước thải cho chậu rửa mặt

Bước 6: Lắp chân chậu: lấy dấu vị trí lắp cố định chân chậu rửa mặt chân lửng.

Bước 7: Dùng keo kết dính các mặt tiếp xúc giữa chậu và tường

2.3. Chậu rửa mặt đặt bàn

Lavabo đặt bàn mang lại cho khách hàng sự sang trọng và tinh tế. Kích thước tiêu của của thiết kế lavabo đặt bàn là:

  • Chiều dài: 400 đến 600mm
  • Chiều rộng: 380 đếm 450mm
  • Chiều cao: 70 đến 180mm

Các bước lắp đặt:

Bước 1: 

  • Khoét lỗ gắn vòi fi 35mm
  • Khoét lỗ gắn chậu fi 100mm
  • Khoảng cách từ vòi rửa tới tới mép ngoài lavabo không vượt quá 5,5 mm

Bước 2: Đặt chậu vào vị trí đã khoét và căn chỉnh sao cho khớp với lỗ đục sẵn trên bàn.

Bước 3: Lắp rốn xả nước vào chậu lavabo 

Bước 4: Lắp đặt vòi

Bước 5: Sử dụng silicone bôi xung quanh bề mặt cắt

Bước 6: Đặt chậu lavabo trên bề mặt cắt, lau bỏ phần silicon bị dư thừa

Bước 7: Lắp dây cấp nước và ống thải

Bước 8: Xả nước và kiểm tra rò rỉ

Lắp đặt thiết bị vệ sinh lavabo để bàn 
Lắp đặt thiết bị vệ sinh lavabo để bàn

Lưu ý khi lắp đặt chậu rửa mặt

  • Khoảng cách từ nền nhà đến chậu rửa phải đạt: Người lớn: 0.7 – 0.85m. Trẻ em: 0.5 – 0.6m.
  • Lựa chọn chất liệu chậu rửa mặt phù hợp với nhu cầu sử dụng và điều kiện môi trường để đảm bảo độ bền và dễ dàng vệ sinh.
  • Lắp đặt đúng các phụ kiện đi kèm như vòi nước, dây thoát nước, xi phông, ống dẫn nước…
  • Luôn cần tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn lắp đặt của nhà sản xuất 

3. Lắp đặt thiết bị vệ sinh sen tắm 

Kích thước của sen cây tắm 

  • Phần thân sen đứng có độ cao khoảng từ 1m cho đến 1,2m.
  • Phần thân sen ngang có kích thước chiều dài tiêu chuẩn khoảng từ 40 – 50cm.
  • Bát sen tròn có đường kính tiêu chuẩn khoảng từ 20 – 25cm. Bát sen chữ nhật đảo động từ 20 x 25cm
  • Khoảng cách giữa 2 đường ống cấp nóng và cấp lạnh cần đảm bảo khoảng cách từ 15-18cm
  • Độ cao được xác định từ nền nhà của 2 đường ống cấp nước là 75-80cm
  • Khoảng cách tường là 30cm – 50cm

Các bước lắp đặt:

Kích thước của sen tắm 

  • Phần thân sen đứng có độ cao khoảng từ 1m cho đến 1,2m.
  • Phần thân sen ngang có kích thước chiều dài tiêu chuẩn khoảng từ 40 – 50cm.
  • Bát sen tròn có đường kính tiêu chuẩn khoảng từ 20 – 25cm. Bát sen chữ nhật đảo động từ 20 x 25cm

Bước 1: Khảo sát đo đạc 

  • Đo đạc kích thước ống chờ lên phương án xử lý trường hợp phát sinh do ống chờ lắp đặt không đúng kỹ thuật.
  • Mở các đầu bịt ống chờ, vệ sinh sạch ren ống chờ nóng/lạnh.

Bước 2: Lắp đặt 

  • Khoá nước vị trí lắp đặt
  • Ướm chân sen, củ sen vào đầu chờ. Canh thước thủy, chỉnh sửa và đánh dấu vòng ren
  • Cắt chỉnh chân sen, cắt chụp chân sen cho vừa với củ sen
  • Quấn keo lụa, bôi keo dán PVC và vặn chân sen vào đầu chờ. Sau đó lắp gioăng làm kín. Canh thước thủy cho đúng chuẩn. (Củ sen thăng bằng và vuông góc với tường)
  • Lắp gioăng vào phần chân của thân sen
  • Lắp thân sen, lắp giá đỡ tay sen,lắp phần thân di động của thân sen siết chặt khớp nối, ướm cần sen canh chỉnh thẳng đứng bằng thước nivo
  • Khoan lỗ bắt vít cố định thân sen 
  • Kiểm tra gioăng làm kín dây sen, bát sen, vòi xịt,lắp đúng vị trí chức năng
  • Lắp rổ vào thân sen

Bước 3: Kiểm tra nước và vệ sinh khu vực lắp đặt 



Video lắp đặt sen tắm 

Lưu ý khi lắp đặt vòi sen, cây sen tắm

  • Trước khi lắp chuẩn bị nguồn nước
  • Khoảng cách tiêu chuẩn giữa hai đường cấp nóng lạnh là 150 mm.
  • Đối với những bộ sen cây liên khối thì đi đường ống khoảng cách từ sàn lên 2 nguồn cấp nóng lạnh  khoảng 900 mm.

4. Lắp đặt bồn tiểu nam

Bồn tiểu nam trên thị trường được phân thành 2 loại: bồn tiểu nam đặt sàn và bồn tiểu nam treo tường. Mỗi kiểu thiết kế có các kích thước tiêu chuẩn như sau:

  • Đối với bồn tiểu nam treo tường: Thiết kế bồn tiểu với cách lắp đặt là treo tường có kích cỡ đa dạng, từ nhỏ đến lớn, tùy thuộc vào nhu cầu mà khách hàng có thể lựa chọn kích thước phù hợp. Tuy nhiên, bồn tiểu treo tường thường có chiều cao phổ biến dao động từ 600mm đến 900mm, chiều rộng của vành miệng thường là 100mm đến 300mm.
  • Bồn tiểu đặt sàn hay bồn tiểu đứng: Thiết kế của bồn tiểu dạng này có kích thước khá lớn, được lắp đặt cố định. Kích thước chuẩn của bồn tiểu dạng đứng là: Chiều cao là 1140mm, chiều rộng là 370mm và chiều rộng của vành miệng là 420mm.

Các bước lắp đặt:

Bước 1: Xác định, kiểm tra vị trí lắp đặt 

  • Kiểm tra tâm lỗ xả cách tường hoặc ống thoát dưới nền.
  • Kiểm tra ống chờ cấp nước, ống fi, kích thước, chiều cao cần lắp đặt 
  • Mở các đầu bịt ống chờ cấp nước cho bồn tiểu, vệ sinh sạch ren ống chờ.
  • Đấu nối đường nước (Kiểm tra rò rỉ nước)
  • Đối với bồn tiểu đứng là mẫu thoát sàn hay thoát tường. Nếu là thoát tường ống chờ là fi 42, thoát sàn là fi 60 (Cắt ống xả để chừa lại 5mm cách mặt đất) 

Bước 2: Lắp đặt

  • Khoan pass treo đối với mẫu bồn tiểu treo chiều cao phù hợp với đối tượng sử dụng. (khoảng 85cm đối với người trưởng thành)
  • Đặt thêm lớp xi măng trắng vị trí xung quanh thu tâm dưới đáy quanh bồn tiểu đối với mẫu bồn tiểu đứng.
  • Đấu nối ống cấp nước,xiphong xả vào vị trí ống thoát.
  • Kiểm tra các mối nối nguồn nước (Trên tường và bồn tiểu)
  • Canh vị trí chính xác đặt tâm xả bồn tiểu với tâm ống xả đối với bồn tiểu đứng
  • Đặt bồn tiểu treo lên 2 pass sắt
  • Đấu nối rắc cắm cho thiết bị điện.

Bước 3: Kiểm tra sau lắp đặt và dọn dẹp khu vực lắp đặt 

Bơm silicon hoặc xi măng trắng xung quanh bồn tiểu để cố định bồn tiểu

Lưu ý khi lắp bồn tiểu nam

  • Lựa chọn đường kính ống thoát tiểu nam là ống fi 60 và fi 49 tùy vào từng mẫu
  • Xác định chiều cao lắp đặt linh hoạt dựa vào chiều cao, chiều rộng của bồn tiểu, diện tích phòng vệ sinh, chiều cao trung bình của người sử dụng cùng thiết kế vành bồn tiểu

5. Lắp đặt bồn tắm

Thiết bị bồn tắm thích hợp để bố trí trong nhà vệ sinh lớn. Bồn tắm trên thị trường được chia thành 3 loại:

  • Loại nhỏ: kích thước của loại bồn tắm nhỏ dao động từ: 1500 x 750 x 600mm tương ứng với chiều dài, chiều rộng và chiều cao.
  • Loại vừa: bồn tắm vừa có chiều dài, chiều rộng và chiều cao lần lượt là 1800 x 850 x 600mm
  • Loại lớn: chiều dài, chiều rộng và chiều cao của bồn tắm loại lớn có kích thước lần lượt là: 1900 x 1500 x 600mm

Các bước lắp đặt:

Bước 1: Xem thiết kế kết cấu nhà tắm (điện dưới sàn hay điện góc phòng)

Bước 2: Xây bệ đỡ thành bồn tắm và chuẩn bị đường ống cấp nước, đường thoát nước, đường điện (nếu là bồn cần sử dụng điện – massage). Ống cấp nước có đường kính là 21mm ren ngoài được lắp trên sàn hay trên tường tương ứng với mỗi loại bồn tắm. Ống thoát nước có đường kính là fi 50 mm và phải lắp đặt cao hơn mặt sàn là 3 cm.

Bước 3: Lắp bồn tắm vào vị trí đã chọn/ thiết kế

Bước 4: Cố định bồn tắm, gắn ống nước xả với van xả của bồn nước, kiểm tra nước có bị rò rỉ không.

Bước 5: Lắp đặt các phụ kiện đi kèm: vòi nước, tay cầm, vòi hoa sen cho bồn tắm

Lắp đặt thiết bị vệ sinh bồn tắm 
Lắp đặt thiết bị vệ sinh bồn tắm

Lưu ý khi lắp bồn tắm

  • Tránh trường hợp rò rỉ nước trong bồn tắm làm nước không thể thoát nên chuẩn bị lỗ thoát sàn để ngăn nước kẹt trong nhà tắm.
  • Kiểm tra kỹ nguồn điện khi lắp bồn tắm massage và chú ý có lỗ thông hơi, thông khí cho bồn tắm để bồn có thể sục nước được hiệu quả nhất.
  • Nếu bồn tắm đặt giữa phòng thì điện  giữa sàn, phải đảm bảo tiêu chuẩn an toàn điện, tiết diện phải đủ. Nếu bồn đặt ở góc phòng thì điện đi trên tường. 

6. Lắp đặt thiết bị vệ sinh tủ phòng tắm, tủ gương 

Khách hàng cũng có thể chọn tủ phòng tắm có kết hợp với lavabo để trang trí cho phòng tắm. Tủ lavabo được ưa chuộng bởi tính tiện dụng và giúp không gian trở nên gọn gàng, ngăn nắp hơn.

Kích thước của tủ phòng tắm là:

  • Chiều sâu: khoảng 54cm
  • Chiều cao: 76 – 81cm
  • Chiều rộng: từ 71 – 91cm với loại nhỏ và từ 1,2m – 1,8m đối với loại lớn.

Các bước lắp đặt:

Bước 1: Xác định vị trí lắp đặt. Khoét lỗ các trí bắn vít bị bít trên pass ke góc của tủ 

Bước 2: Tiến hành lắp tủ gương theo đúng kích thước chuẩn hoặc theo yêu cầu

Bước 3: Canh chỉnh cánh gương, vệ sinh gương, canh chỉnh các hộc tủ cân đối với nhau 

Lưu ý khi lắp đặt 

Tủ phòng tắm kèm tủ chậu lavabo thì khoảng cách giữa chậu rửa đến tủ gương là 30 – 40 cm

Đối với phiên bản bộ tủ phòng tắm thông minh sẽ có dây điện dài khoảng 110 cm 


Video lắp đặt tủ phòng tắm Enic 

7. Lắp đặt thiết bị nhà vệ sinh đèn điều hoà

Bước 1: Đo đạc vị trí lắp đặt 

  • Xác định nguồn điện cấp nguồn cho thiết bị, cắt cầu dao khu vực hoặc cầu dao tổng, kiểm tra khách quan và trực quan bằng các thiết bị đo nguồn điện.
  • Cắt trần thạch cao theo kích thước 30×60 cm 
  • Uốn khung nhôm lên vị trí cắt trần
  • Giữ và tăng cứng khung nhôm bằng 2 ray sắt cố định bằng vít dù và kẹp đầu vít, lắp 4 pass đỡ thiết bị (Mặt dưới của pass đỡ chữ L cách mặt trên của khung nhôm 0.5 đến 1cm)
  • Lắp nắp thông gió, lắp ống bạt thông gió vào hệ thống và thiết bị

Bước 2: Đấu nguồn thiết bị 

  • Mở hộp đấu dây
  • Tháo bỏ dây nguồn đi kèm DDH , đấu trực tiếp dây nguồn 2.5li vô tiếp điểm
  • Tháo và tuốt thêm đầu dây các tiếp điểm trong hộp điều khiển thiết bị (Lưu ý làm từng sợi)
  • Kiểm tra dây và siết chặt tất cả các tiếp điểm trên hộp điều khiển và trên thiết bị DDH
  • Lắp lại nắp hộp đấu dây
  • Đặt thiết bị vào vị trí khung nhôm thiết bị được đỡ bằng 4 pass sắt chữ L
  • Đấu các dây chức năng của mặt đèn đh và lắp mặt DDH vào khung nhôm.

Bước 3: Kiểm tra và vệ sinh sau khi lắp đặt

Lưu ý khi lắp đặt 

Đối với dòng sản phẩm quay cửa hướng gió vào phần giàn sưởi, gia cố thêm phần khung nhôm với mặt đèn bằng keo hoặc vít tránh tình trạng bị rơi mặt đèn sưởi nhà tắm sau thời gian sử dụng


Video lắp đặt đèn điều hòa phòng tắm 

Trên đây là hướng dẫn lắp đặt thiết bị vệ sinh nhà tắm mà Enic đã chia sẻ. Các bạn có thể chọn mua các sản phẩm của Enic để được miễn phí vận chuyển, hỗ trợ lắp đặt và hưởng chính sách bảo hành lên đến 5 năm, 1 đổi 1 trong vòng 100 ngày khi có lỗi từ nhà sản xuất.

Để tìm hiểu thêm các thiết bị vệ sinh từ thương hiệu Enic, quý khách hàng có thể tham khảo qua Catalogue thiết bị vệ sinh Enic hoặc đến thăm showroom để trải nghiệm các sản phẩm tại các địa chỉ:

Showroom tại Hà Nội 

  • 502 Xã Đàn, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, TP. Hà Nội

Showroom tại TP. Hồ Chí Minh 

  • 30-32-34 Đinh Thị Thi, Khu Đô Thị Vạn Phúc, Hiệp Bình Phước, TP.Thủ Đức, TP.HCM

Showroom tại Ninh Bình

  • Số 543 đường Trần Hưng Đạo, phường Ninh Khánh, TP. Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình

Showroom tại Quảng Trị

  • Tầng 3, tòa nhà Quang Hưng, 291 Quốc Lộ 9, phường 3, TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị

Đại lý uỷ quyền Enic tại Hoà Bình

  • LK11-7 Dự án mở rộng khu dân cư bắc Trần Hưng Đạo, TP. Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình 

Đại lý ủy quyền Enic tại Vĩnh Phúc 

  • Số 123 Nguyễn Tất Thành, Liên Bảo, Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ LẠI THÔNG TIN TƯ VẤN MUA HÀNG

Nếu quý khách hàng có bất kì thắc mắc nào về sản phẩm Enic hoặc có nhu cầu nhận tư vấn mua hàng từ đội ngũ Enic - Quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp qua số điện thoại hoặc để lại thông tin cần tư vấn bên dưới để được hỗ trợ kịp thời và chính xác nhất!





    kkk

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *