Nguyên nhân khiến cho bồn cầu thoát nước chậm và cách giải quyết

Bồn cầu thoát nước chậm là một trong những vấn đề phiền phức mà bạn sẽ gặp. Tình trạng này sẽ gây ra khá nhiều bất tiện cho người dùng. Vậy nguyên nhân này do dâu và phải xử lý tình huống này như thế nào? Theo dõi bài viết sau đây của Enic để tìm ra phương án phù hợp, hiệu quả nhất

1. Dấu hiệu của tình trạng bồn cầu thoát nước chậm

Trong quá trình sử dụng, bồn cầu có thể gặp phải tình trạng xuống chậm hoặc bị nghẹt. Ban đầu, những dấu hiệu nhỏ có thể xuất hiện. Và nếu chúng được nhận biết sớm, việc giải quyết sẽ dễ dàng hơn. Dưới đây là những dấu hiệu cụ thể để nhận biết:

  • Mùi khó chịu: Đây là dấu hiệu bất thường đầu tiên. Mùi hôi bốc lên từ bồn cầu có thể cho thấy có chất thải đang bị tồn dư trong ống thoát. Nếu không xử lý kịp thời, chất thải sẽ ngày càng ứ đọng. Làm cho bồn cầu rút nước chậm và bị tắc nghẽn.
  • Tốc độ rút nước chậm: Khi xả nước sau khi đi vệ sinh, nếu bồn cầu hoạt động bình thường. Nước sẽ cuốn trôi chất thải một cách nhanh chóng xuống hầm vệ sinh. Tuy nhiên, nếu nước rút chậm và không đều, không trôi hết chất thải. Đó là dấu hiệu cho thấy hệ thống xả thải của bồn cầu có vấn đề.
  • Sủi bọt khí và trào ngược khi xả nước: Khi có một lượng lớn chất thải tích tụ trong hệ thống. Vi khuẩn sẽ gây ra sủi bọt khí và thường đi kèm với mùi hôi khó chịu. Khi tình trạng trở nên nghiêm trọng, có thể xảy ra hiện tượng trào ngược. Khi xả nước, nước và chất thải không chỉ không trôi đi mà còn có thể ứ đọng và trào ra ngoài.
Dấu hiệu nhận biết bồn cầu thoát nước chậm
Dấu hiệu nhận biết bồn cầu thoát nước chậm

>>> Xem thêm: Tại sao nhà vệ sinh mới xây có mùi hôi?

2. Nguyên nhân khiến cho bồn cầu rút nước chậm

2.1. Bồn cầu thoát nước chậm do tắc giấy vệ sinh

Sử dụng quá nhiều giấy vệ sinh có thể làm cho bồn cầu xuống nước chậm hơn. Đặc biệt là khi sử dụng các loại giấy vệ sinh kém chất lượng, khó tan. Theo thời gian, thói quen sử dụng quá nhiều giấy vệ sinh sẽ dẫn đến bám cặn trong đường ống và giấy bị đọng lại, gây tình trạng nghẹt bồn cầu.

Vì vậy, hãy chỉ sử dụng một lượng vừa đủ giấy vệ sinh. Hoặc có riêng một thùng rác đặt gần bồn cầu để chứa giấy vệ sinh. Đây là biện pháp được nhiều hộ gia đình lâu năm và các công ty, văn phòng đông người sử dụng.

Bồn cầu thoát nước chậm do kẹt giấy
Bồn cầu thoát nước chậm do kẹt giấy

2.2. Bồn cầu không thoát nước do bị đầy bể phốt

Sau một thời gian sử dụng, hầm chứa chất thải sẽ trở nên quá tải nếu không được hút sạch kịp thời. Đặc biệt, nếu diện tích nhà không lớn hoặc không được tính toán cẩn thận khi xây dựng. Bể phốt có thể được xây dựng khá nhỏ. Kết quả là, sau một thời gian dài sử dụng, hầm chứa sẽ đầy.

Một số dấu hiệu để nhận biết hầm chứa quá tải bao gồm việc xả nước bồn cầu mất nhiều thời gian hơn để nước dội xuống, nước không thoát kịp thời. Điều này gây ra mùi hôi khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của con người.

Hầm chứa chất thải sẽ trở nên quá tải nếu không được hút sạch kịp thời
Hầm chứa chất thải sẽ trở nên quá tải nếu không được hút sạch kịp thời

>>> Xem thêm: Cách thông bồn cầu bị tắc tại nhà

2.3. Bồn cầu thoát nước chậm do dị vật

Dị vật có thể là những vật như lõi giấy vệ sinh, túi ni lông, vỏ gói dầu gội đầu, và các vật khác. Việc vô tình hoặc cố ý thả những dị vật này vào bồn cầu sẽ gây ra tình trạng xuống nước chậm. Khi xả nước, dị vật sẽ bị mắc lại trong đường ống. Gây ra tình trạng thoát nước chậm và không đều. Nếu không được xử lý kịp thời, việc này có thể dẫn đến tình trạng tắc nghẽn hoàn toàn.

Bồn cầu bôc smuif do kẹt dị vật
Bồn cầu bôc smuif do kẹt dị vật

2.4. Do bị tắc ống thông hơi

Trong quá trình xây dựng bể phốt và tiến hành lắp đặt bồn cầu. Bạn cần thiết kế một ống dẫn khí hoặc ống thông hơi để kết nối từ bể phốt lên trên, để cho khí trong bể phốt có thể thoát ra. Khí trong bể phốt có áp suất lớn, nên thông qua ống thoát khí. Khí sẽ được đẩy ra ngoài môi trường, giúp cân bằng áp suất trong bể phốt.

Tuy nhiên, có thể xảy ra tình trạng ống thoát khí bị tắc. Nguyên nhân có thể là do bể phốt không được hút định kỳ, khiến chất thải tích tụ và gây tắc ống. Ngoài ra, lắp đặt ống thoát khí không đúng kỹ thuật cũng có thể gây tắc.

>>> Xem thêm: Nguyên nhân khiến cho bồn cầu cạn nước

3. Cách xử lý tình huống bồn cầu thoát nước chậm

3.1. Sử dụng hóa chất thông tắc dành cho bồn cầu

Phương pháp sử dụng hóa chất thông tắc bồn cầu là một cách đơn giản để giải quyết vấn đề tắc nghẽn. Trên thị trường có nhiều chế phẩm chuyên dùng chứa enzyme giúp đẩy nhanh quá trình phân hủy chất hữu cơ và làm mềm, tan các vật chất gây tắc.

Cách sử dụng chế phẩm này cũng khá đơn giản. Chỉ cần đổ trực tiếp chế phẩm vào bồn cầu và để nó hoạt động trong một khoảng thời gian. Tốt nhất là để qua đêm để cho các chất thải có đủ thời gian phân hủy và tan rã. Sau đó, hãy xả nước và lặp lại quá trình này để đảm bảo chất thải đã được loại bỏ.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng chế phẩm này chỉ có khả năng phân hủy các chất thải mềm. Như rau củ, quả và các chất hữu cơ khác. Nó không thể phân hủy các chất thải rắn như bàn chải, khăn vải hay những vật liệu khác. Do đó, trước khi sử dụng chế phẩm này, cần kiểm tra. Và đảm bảo rằng không có những vật liệu không thể phân hủy trong bồn cầu để tránh tình trạng tắc nghẽn nghiêm trọng hơn.

Hóa chất thông bồn cầu chứa enzyme giúp đẩy nhanh quá trình phân hủy chất hữu cơ
Hóa chất thông bồn cầu chứa enzyme giúp đẩy nhanh quá trình phân hủy chất hữu cơ

>>> Xem thêm: Hoá chất thông bồn tiểu nam

3.2. Dùng baking soda, giấm và nước ấm

Ngoài việc sử dụng chế phẩm chuyên dụng, bạn cũng có thể sử dụng những nguyên liệu phổ biến trong nhà bếp để giải quyết vấn đề bồn cầu rút nước chậm một cách nhẹ nhàng.

Để thực hiện phương pháp này, bạn cần chuẩn bị 3 nguyên liệu chính. Như sử dụng giấm, baking soda và nước ấm.

Cách thực hiện khá đơn giản. Hòa trộn baking soda và giấm với tỉ lệ 1:2. Sau đó đổ vào bồn cầu. 

Sau đó, đổ nước ấm vào bồn cầu cho đến khi nước ngập khoảng một nửa bồn cầu. Đậy kín nắp lại và để hỗn hợp trên qua đêm. Trong thời gian này các chất thải gây tắc nghẽn sẽ mềm và tan ra, dễ dàng trôi đi. Nếu sau khi sử dụng phương pháp này tình trạng bồn cầu rút nước chậm vẫn không cải thiện. Bạn có thể thử một số phương án tác động vật lý khác để giải quyết vấn đề.

Hòa trộn baking soda và giấm với tỉ lệ 1:2
Hòa trộn baking soda và giấm với tỉ lệ 1:2

3.3. Sử dụng băng keo

Một phương pháp khác để thông tắc bồn cầu là sử dụng băng keo. Mặc dù ý tưởng này khá lạ nhưng lại khá hiệu nghiệm. Nguyên tắc của phương pháp này là tạo áp suất lớn để hỗ trợ đẩy chất thải tắc nghẽn trôi đi. Dưới đây là cách thực hiện chi tiết mà bạn có thể làm theo:

  • Sử dụng một miếng băng dính khổ lớn và quấn thật kín chuẩn bị cho việc đậy miệng bồn cầu. Quan trọng là không để lại bất kỳ khe hở nào, để đảm bảo áp suất không thoát ra ngoài.
  • Xả nước xuống bồn cầu. Nếu băng dính được quấn chặt, áp suất không thể thoát ra ngoài. Băng dính sẽ phồng lên, tạo ra một áp suất bên trong bồn cầu.
  • Dùng tay ấn lên phần băng keo đã phồng lên. Lúc này, lực đẩy từ bạn cùng với áp suất nước sẽ tác động lên chất cản trở, cuốn trôi chúng xuống hầm cầu.
Băng keo tạo áp suất lớn để hỗ trợ đẩy chất thải tắc nghẽn trôi đi
Băng keo tạo áp suất lớn để hỗ trợ đẩy chất thải tắc nghẽn trôi đi

3.4. Sử dụng pit tông cao su

Pit tông là một dụng cụ hữu ích để giải quyết tình trạng bồn cầu rút nước chậm. Để đạt hiệu quả tối đa khi sử dụng pit tông, hãy áp dụng một số mẹo nhỏ sau đây:

  • Trước khi sử dụng, hãy ngâm dụng cụ pit tông vào nước ấm khoảng 5 phút. Điều này giúp làm mềm pit tông cao su, làm cho nó dễ sử dụng hơn và cũng sẽ hiệu quả hơn trong việc tạo áp suất.
  • Đặt pit tông ngay giữa bồn cầu. Nếu nước trong bồn cạn, hãy đảm bảo đổ đủ lượng nước để tạo áp suất cần thiết.
  • Thao tác đẩy pittông xuống và kéo lên cần thực hiện một cách nhịp nhàng, đều đặn. Và điều chỉnh lực đủ để thông tắc bồn cầu. Nhưng vẫn hạn chế bắn nước ra bên ngoài gây mất vệ sinh. Lặp lại thao tác này nhiều lần, thông thường mất từ 10 đến 20 phút.
  • Sau khi đã đẩy chất thải bị mắc kẹt trong ống dẫn. Hãy xả nước một vài lần nữa và tiếp tục đẩy kéo pittông vài lần nữa để đảm bảo tất cả các chất cặn bị cuốn đi sạch sẽ.
Ngâm dụng cụ pit tông vào nước ấm khoảng 5 phút trước khi sử dụng
Ngâm dụng cụ pit tông vào nước ấm khoảng 5 phút trước khi sử dụng

>>> Xem thêm: Cách sử dụng cây thông bồn cầu hiệu quả 

Trên đây Enic đã tổng hợp và chia sẻ về tình trạng bồn cầu thoát nước chậm. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp cho bạn giải quyết được tình trạng trên một cách dễ dàng.

5/5 - (2 bình chọn)

ĐỂ LẠI THÔNG TIN TƯ VẤN MUA HÀNG

Nếu quý khách hàng có bất kì thắc mắc nào về sản phẩm Enic hoặc có nhu cầu nhận tư vấn mua hàng từ đội ngũ Enic - Quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp qua số điện thoại hoặc để lại thông tin cần tư vấn bên dưới để được hỗ trợ kịp thời và chính xác nhất!





    kkk

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *