KINH DOANH THIẾT BỊ VỆ SINH CẦN CÓ NHỮNG KIẾN THỨC GÌ?

Riêng trong quý IV/2022 có 466 dự án với 228.029 căn đang triển khai xây dựng, 28 dự án với 3.258 căn đã hoàn thành xây dựng. Với con số nhà ở, công trình khủng như vậy kinh doanh thiết bị vệ sinh vừa là cơ hội vừa là thách thức trong bối cảnh kinh tế thị trường hiện nay? Cùng tìm hiểu các kinh nghiệm kinh doanh thiết bị vệ sinh để các chủ cửa hàng thiết bị vệ sinh có thể đạt hiệu quả tối ưu.

Showroom kinh doanh thiết bị vệ sinh
Showroom kinh doanh thiết bị vệ sinh

 Ở thời điểm hiện tại, không chỉ kinh doanh thiết bị vệ sinh cần nâng cấp, tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi tiến hành kinh doanh mà bất cứ ngành nghề cũng cần sự đầu tư nghiêm túc. Có rất nhiều câu hỏi và kiến thức cần trang bị trước khi mở cửa hàng bán thiết bị vệ sinh, đặc biệt là đối với người mới bắt đầu kinh doanh.

  • Khi nào bắt đầu kinh doanh?
  • Tìm nhà cung cấp ở đâu?
  • Nên kinh doanh các dòng sản phẩm gì?

Đó là những điều luôn làm các chủ cửa hàng,  sắp kinh doanh thiết bị vệ sinh trăn trở. Bao quát thị trường, đầu tư tìm hiểu sâu về ngành, sản phẩm là bước đầu cần phải làm nếu muốn xây dựng công ty thiết bị vệ sinh sinh trong thời điểm này.

1. Nhu cầu mua thiết bị vệ sinh ở Việt Nam

Hiện tại Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia có tầm ảnh hưởng trong khu vực cũng như sự coi trọng của bạn bè quốc tế, là điểm đến của nhiều du khách trên toàn cầu. Chính vì vậy, nâng cấp cơ sở hạ tầng trong nhà hàng, khách sạn, nhà máy, khu du lịch,… là vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó, việc các tòa nhà, chung cư, công trình công cộng mọc lên ngày càng nhanh, việc kinh doanh vật liệu xây dựng hay thiết bị vệ sinh ngày càng có nhiều cơ hội phát triển.

Hầu hết các hộ gia đình đều có 1 hoặc 2 nhà vệ sinh/nhà tắm, thậm chí hơn nên thiết bị vệ sinh là các đồ dùng không thể thiếu để sinh hoạt. Tốc độ đô thị hóa, hiện đại hóa cũng tác động mạnh mẽ tới từng hộ gia đình, cá nhân. Trong năm 2022, ngành Xây dựng đạt tốc độ tăng trưởng khá với mức 8 – 8,5%; tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc tăng 1,2% so với năm 2021, đạt 41,7%.

>> Xem thêm: Đánh giá thị trường thiết bị vệ sinh 2023

Từng bước cải thiện lối sống truyền thống, đi theo lối sống tối giản, hiện đại. Kinh tế đi lên giúp thu nhập người dùng tăng, khi đó người dùng cũng có nhu cầu tu sửa hoặc lắp đặt các thiết bị vệ sinh mới để thay đổi không gian sống, sinh hoạt.

Trước đây, khi dân trí còn hạn hẹp, người dùng có suy nghĩ khi mua hàng chỉ cần ngon – bổ – rẻ, không quan tâm nhiều đến chất lượng sản phẩm hay tính thẩm mỹ của sản phẩm. Tuy nhiên, hiện tại người dùng ngày càng đề cao các yếu tố thẩm mỹ, vừa phải phù hợp với không gian, kiến trúc tòa nhà vừa phải hợp với cá tính của người sở hữu. Vì vậy, kinh doanh thiết bị vệ sinh giờ đây không chỉ dừng lại ở việc đảm bảo công năng sản phẩm mà còn phải đảm bảo luôn cập nhật các mẫu mã mang tính thẩm mỹ cao.

Tuy nhiên, khi kinh doanh thiết bị vệ sinh nên để ý và phân tích thị nhu cầu sử dụng của từng khu vực. Mỗi vùng, tuỳ thuộc vào tiềm lực kinh tế và nhu cầu sử dụng, mà người dùng có thị hiếu khác nhau. Xác định đúng đối tượng cầu, ắt sẽ có cung

2. Thời điểm bắt đầu kinh doanh thiết bị vệ sinh phù hợp

Khi kinh doanh bất cứ ngành nghề nào, xác định đúng thời điểm kinh doanh tạo thuận lợi bước đầu, ảnh hưởng đến doanh thu của các chủ cửa hàng. Đối với kinh doanh thiết bị vệ sinh, thời điểm phù hợp để tiến hành hoạt động cửa hàng phụ thuộc khá nhiều vào thời điểm khởi công của các công trình nhà ở, căn hộ, kinh doanh,…

Thời điểm kinh doanh thiết bị vệ sinh
Thời điểm kinh doanh thiết bị vệ sinh

 Do đặc thù về thời tiết, ở Việt Nam có 2 mùa chính là mùa mưa và mùa khô nên thời điểm khởi công các công trình sẽ bắt đầu vào đầu năm, từ sau Tết nguyên đán đến hết mùa hạ. Điều này để đảm bảo độ an toàn cũng như rút ngắn thời gian thi công. Vì vậy, thời điểm phù hợp nhất cho các chủ cửa hàng kinh doanh thiết bị vệ sinh là từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch.

3. Tìm kiếm nhà cung cấp thiết bị vệ sinh trong nước

 Hiện nay, theo thống kê thị trường Việt Nam đang có khoảng 100 nhà phân phối  thiết bị vệ sinh lớn nhỏ các hàng trong nước và ngoài nước. Nhìn chung, Việt nam đang có xu hướng nội địa hóa các sản phẩm, thiết bị. Tuy nhiên, trong lĩnh vực kinh doanh thiết bị vệ sinh hiện nay, các sản phẩm được tin dùng chủ yếu là các thương hiệu nước ngoài. Cùng điểm mặt một số công ty thiết bị vệ sinh có tiếng trên thị trường cho tới thời điểm hiện tại.

Để chọn được hãng thiết bị vệ sinh để hợp tác kinh doanh thì người chủ doanh nghiệp phải nghiên cứu nhu cầu mua sắm và cách người tiêu dùng chọn thiết bị vệ sinh hãng nào để lựa chọn mua sắm.

3.1. Một số nhà cung cấp trên thị trường:

Các thương hiệu phổ biến hiện nay mà đa số các cửa hàng kinh doanh thiết bị vệ sinh đang phân phối trên thị trường mọi người có thể tham khảo:

  • Phân khúc cao cấp: Thiết bị vệ sinh Kohler, Thiết bị vệ sinh Toto, Thiết bị vệ sinh Rangos…
  • Phân khúc tầm trung: Thiết bị vệ sinh Inax…
  • Phân khúc giá thấp: Thiết bị vệ sinh Viglacera, Thiết bị vệ sinh Caesar…

Mỗi thương hiệu đều có phân phối đa dạng các sản phẩm có giá thành từ thấp đến cao cho các thị trường thành thị và nông thôn

3.2. Thiết bị vệ sinh Enic

Enic là thương hiệu đến từ Singapore, Enic sản xuất chủ yếu là các thiết bị vệ sinh cao cấp với đa dạng từ màu sắc, chủng loại, chất liệu và các tính năng cũng được cải tiến liên tục, mang đến trải nghiệm không chạm. Enic tập trung sản xuất và phân phối các dòng thiết bị vệ sinh thông minh.

Hầu hết các sản phẩm đều có thiết kế cảm ứng, đèn LED hay màn hình LED giúp người dùng thuận tiện sử dụng, kể cả người già và trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, Enic tích hợp tính năng điều chỉnh nhiệt độ khiến người dùng thoải mái sử dụng suốt 4 mùa trong năm.

Tủ gương lavabo nhà tắm Enic
Tủ gương lavabo nhà tắm Enic

Enic lựa chọn chất liệu cao cấp: gốm sứ được nung ở mức nhiệt cao 1280 độ C để đảm bảo cấu trúc bền chắc kết hợp với 3 lớp men phủ ngoài của bồn cầu Enic; lõi đồng thau 59A mạ PVD chống mài mòn và chống thấm nước của sen tắm,…

Mỗi sản phẩm của Enic đều được tích hợp đa dạng tính năng hiện đại. Có thể kể đến như bộ tủ phòng tắm với sự kết hợp của 3 sản phẩm: tủ phòng tắm – gương soi – bồn rửa mặt lavabo hoặc bộ sen tắm tích hợp 4 chức năng của bát sen, tay sen, vòi xịt, vòi ẩn giúp tối ưu diện tích sử dụng và chi phí.

Đặc biệt, chính sách bảo hành và đổi trả sản phẩm vô cùng hấp dẫn. Tất cả các sản phẩm sẽ được bảo hành khung sứ trong vòng 15 năm và 2-5 năm đối với phần điện tử và các phụ kiện kèm theo.

Mẫu bồn cầu treo tường thông minh của Enic
Mẫu bồn cầu treo tường thông minh của Enic

Ngoài ra, Enic còn có các showroom độc quyền để các anh/chị có nhu cầu cầu trở thành nhà phân phối thiết bị vệ sinh Enic có thể đến và trải nghiệm sản phẩm:

Trụ sở miền Bắc:

  • Tại Đống Đa: 502 Xã Đàn, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội

Trụ sở miền Nam:

  • 30-32-34 Đinh Thị Thi, Khu Đô Thị Vạn Phúc, Hiệp Bình Phước, TP.Thủ Đức, TP.HCM

Và hàng loạt các showroom trên toàn quốc đang kinh doanh sản phẩm Enic (Liên hệ Enic để biết thêm chi tiết)

Một số chính sách hỗ trợ đại lý nổi bật đến từ Enic:

  • Hỗ trợ thiết kế 3D khu trưng bày sản phẩm
  • Hỗ trợ công tác truyền thông Marketing – video bán hàng, lắp đặt và bảo hành
  • Gửi kèm Logo và Catalogue sản phẩm để tư vấn bán hàng

Tóm lại, các chủ đại lý bán thiết bị vệ sinh lựa chọn đơn vị phân phối khi họ đáp ứng những yếu tố dưới đây:

  • Chất lượng hàng hóa
  • Chế hộ bảo hành
  • Cơ chế thưởng đại lý
  • Xây dựng chiến lược hỗ trợ đại lý bán hàng

4.    Lựa chọn sản phẩm kinh doanh thiết bị vệ sinh phù hợp

Kinh nghiệm bán thiết bị vệ sinh trước tiên là lựa chọn sản phẩm kinh doanh thiết bị vệ sinh phù hợp. Cần cân nhắc một số yếu tố sau:

  • Chất lượng sản phẩm: Chọn các sản phẩm có chất lượng tốt, đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
  • Thương hiệu: Lựa chọn các sản phẩm từ những thương hiệu uy tín, có tiếng trong ngành như: TOTO, Inax, Caesar, Viglacera, Enic,…
  • Đa dạng sản phẩm: Chọn các sản phẩm đa dạng, phù hợp với nhu cầu và sở thích của đại chúng để tăng khả năng bán hàng.
  • Xu hướng thị trường: Lựa chọn các sản phẩm phù hợp với xu hướng thị trường hiện tại, như các sản phẩm chống dịch bệnh, tiết kiệm nước…
  • Giá cả: Lựa chọn các sản phẩm có giá cả hợp lý, không quá đắt đỏ so với lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể đạt được. Quan trọng mức giá phù hợp với từng khu vực (nông thôn hay đô thị) và thu nhập trung bình của người dùng ở mỗi khu vực đó.

Ngoài ra, có thể tìm hiểu về các sản phẩm mới, công nghệ tiên tiến để phù hợp với nhu cầu thị trường. Cần cân nhắc tất cả các yếu tố này trước khi quyết định lựa chọn sản phẩm để kinh doanh để đảm bảo đạt được lợi nhuận cao.

5.    Lựa chọn địa điểm kinh doanh phù hợp

Mặc dù mua thiết bị vệ sinh là nhu cầu thiết yếu ở mọi khu vực, mọi nhà nhưng không phải khu vực nào cũng có mật độ dân cư đông đúc với nhu cầu mua bán cao. Tùy thuộc vào địa điểm kinh doanh mà lựa chọn mặt hàng thiết bị vệ sinh cũng như cách thức kinh doanh phù hợp.

 5.1. Khu vực nông thôn

Ở các vùng nông thôn, nhu cầu sử dụng thiết bị vệ sinh vẫn có nhưng cần đánh giá khách quan về tiềm năng kinh tế và nhu cầu thực tế của địa phương để quyết định mở cửa hàng kinh doanh thiết bị vệ sinh hay không. Trong nông thôn, có thể tập trung vào các sản phẩm thiết bị vệ sinh phổ biến và giá cả phải chăng như vòi rửa, bồn cầu, lavabo đơn giản…

Điều quan trọng là nắm bắt được nhu cầu của khách hàng tại địa phương để đưa ra các sản phẩm phù hợp và chiến lược bán hàng hợp lý. Ngoài ra, việc quảng cáo và đưa thông tin sản phẩm đến người dùng cũng rất quan trọng để phát triển kinh doanh thiết bị vệ sinh ở các vùng nông thôn.

  5.2. Khu vực đô thị

Các thành phố nhu cầu mua thiết bị vệ sinh lớn bởi mật độ dân cư cũng như tần suất xây dựng các công trình ở khu đô thị cao. Thêm vào đó là nhiều trung tâm mua sắm, chợ, khu dân cư đông đúc, thuận tiện cho việc tiếp cận và mua hàng của khách hàng. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức mà người kinh doanh cần lưu ý bởi sẽ có nhiều đối thủ cạnh tranh.

Kế hoạch kinh doanh thiết bị vệ sinh
Kế hoạch kinh doanh thiết bị vệ sinh

Ở khu vực này, muốn bán thiết bị vệ sinh thuận lợi cần:

  • Nghiên cứu thị trường: Tìm hiểu nhu cầu và sự phân bổ của khách hàng trong khu vực định vị của mình để tìm ra những sản phẩm và dịch vụ được yêu cầu nhất.
  • Quảng cáo và marketing: Tạo thương hiệu và xây dựng chiến lược quảng cáo, marketing để phát triển thị trường của mình.
  • Sản phẩm chất lượng: Cung cấp sản phẩm chất lượng và đáp ứng yêu cầu của khách hàng, với chất lượng tốt, chế độ bảo hành hợp lý và giá cả hợp lý.
  • Dịch vụ sau bán hàng: Cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng, giải đáp thắc mắc, hỗ trợ sửa chữa và bảo trì sản phẩm sau khi bán hàng để tạo lòng tin và niềm tin cho khách hàng.
  • Quản lý tài chính: Kiểm soát chi phí và lợi nhuận để đạt được lợi nhuận cao nhất.
  • Đào tạo nhân viên: Xây dựng đội ngũ nhân viên tay nghề cao, có kiến thức về sản phẩm của mình để tư vấn cho khách hàng một cách chuyên nghiệp và hiệu quả.

Để kinh doanh thiết bị vệ sinh thành công ở những khu vực với mực độ cạnh tranh cao thì cách tư vấn bán hàng thiết bị vệ sinh là rất quan trọng, giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm của mình ở thị trường.

Ngoài ra, có thể mở rộng thị trường bằng cách thiết lập mối quan hệ kinh doanh với các đối tác trong ngành, tìm kiếm các khách hàng tiềm năng qua mạng xã hội,…

6.    Vốn kinh doanh ban đầu

Bên cạnh nỗi lo về chất lượng nguồn cung thiết bị vệ sinh, chiến lược kinh doanh, khoản vốn để bắt đầu là vấn đề nan giải mà các chủ cửa hàng cần lên kế hoạch dự trù rõ ràng để đảm bảo quá trình tiến hành thuận lợi.

Các khoản vốn cơ bản khi bắt đầu kinh doanh gồm:

  • Chi phí mặt bằng
  • Chi phí nhập hàng
  • Chi phí giá kệ
  • Chi phí cơ sở vật chất (điện nước, máy tính, máy in, bàn ghế,…)
  • Chi phí thiết kế Showroom
  • Chi phí nhân viên
  • Các chi phí khác,…

Để kinh doanh thiết bị vệ sinh, người kinh doanh phải có mặt bằng từ 50m2 trở lên. Ở các thành phố lớn hay các địa phương có tiềm năng phát triển du lịch, khu nghỉ dưỡng, mặt bằng cho thuê trung bình ở khu vực ngoài trung tâm từ 600.000 – 900.000000/m2/tháng. Trong khu vực trung tâm sẽ dao động từ 3 – 4,6 triệu/m2/tháng. Dự kiến giá thuê năm 2023 bình quân tăng khoảng 2 – 3%, tỷ lệ lấp đầy giữ mức trên 90%.

Vốn nhập hàng tùy thuộc vào từng diện tích mặt bằng cũng như nguồn cung cấp, giá cả của từng sản phẩm, thương hiệu.

Với diện tích 50m2 – 70m2 cần khoảng 40 – 60 triệu để nhập các thiết bị vệ sinh

Với diện tích 70m2 – 100m2 cần 60 – 100 triệu vốn nhập hàng

Với diện tích 100m2 – 200m2 chi phí nhập hàng dao động từ 150 triệu trở lên

Ngoài ra, chi phí thiết kế showroom trưng bày thiết bị vệ sinh cũng là khoản mà người làm cần phải đầu tư để tạo nên một không gian bắt mắt, gây ấn tượng ngay từ ban đầu.

Showroom thiết bị vệ sinh sắp xếp khoa học tại Enic
Showroom thiết bị vệ sinh sắp xếp khoa học tại Enic

Bạn có thể ghé thăm showroom Enic tại:

Trụ sở miền Bắc:

  • Tại Đống Đa: 502 Xã Đàn, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội
  • Tại Nam Từ Liêm: Tầng 1 Tòa B2, Roman Plaza, đường Tố Hữu, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Trụ sở miền Nam:

  • 30-32-34 Đinh Thị Thi, Khu Đô Thị Vạn Phúc, Hiệp Bình Phước, TP.Thủ Đức, TP.HCM

Trên đây, Enic đã chia sẻ các lưu ý cần thiết cũng như tiềm lực về vốn, địa điểm, xác định chiến lược kinh doanh cơ bản để có một khởi đầu suôn sẻ khi quyết định kinh doanh thiết bị vệ sinh.

5/5 - (2 bình chọn)

ĐỂ LẠI THÔNG TIN TƯ VẤN MUA HÀNG

Nếu quý khách hàng có bất kì thắc mắc nào về sản phẩm Enic hoặc có nhu cầu nhận tư vấn mua hàng từ đội ngũ Enic - Quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp qua số điện thoại hoặc để lại thông tin cần tư vấn bên dưới để được hỗ trợ kịp thời và chính xác nhất!





    kkk

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *