Xếp bát đúng cách giúp xếp được nhiều bát nhất có thể. Đồng thời đảm bảo máy rửa bát hoạt động tốt, chén bát được rửa sạch sẽ. Theo dõi bài viết của Enic để biết cách xếp bát vào máy rửa bát sao cho gọn gàng nhất.
1. Cách xếp bát vào máy rửa bát
Cách xếp bát vào máy rửa bát cũng tùy vào dòng máy. Có bao nhiêu tầng, kích thước máy rửa bát và theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Tuy nhiên, loại phổ biến sẽ có 2 tầng để chén dĩa, nồi,… tầng trên cùng để đũa muỗng. Còn đối với loại 3 tầng sẽ có không gian rộng rãi hơn. Tầng dưới để nồi, thớt,…; tầng giữa để bát đĩa; tầng trên để đũa, muỗng.

Dưới đây là hướng dẫn xếp đồ dùng vào cấu tạo máy rửa bát 3 tầng:
1.1. Chuẩn bị dụng cụ/chén bát cần rửa
Để thực hiện cách xếp bát vào máy máy rửa bát đúng, gọn gàng. Trước tiên phải chuẩn bị đồ dùng cần rửa. Loại bỏ thức ăn thừa trong chén bát là điều tiên quyết phải làm. Việc này sẽ giúp máy rửa sạch sẽ hơn, đồng thời tránh bị tắc nghẽn ống thoát.
Đặc biệt là loại thực phẩm cứng như xương, các loại hạt, cùi bắp,… phải được loại bỏ hết. Nếu bạn muốn rửa nồi cơm, nhưng đáy nồi có nhiều cháy và bị dính quá chặt. Thì nên ngâm trước với nước cho bở ra, sau đó vứt bỏ phần cơm thừa đó đi.

1.2. Sắp xếp dụng cụ vào giỏ đáy của máy rửa chén bát (tầng cuối cùng)
Tầng cuối cùng của máy rửa bát thường để những dụng cụ nặng như nồi niêu xoong chảo. Đối với những loại nồi có lòng sâu và kích thước lớn nên đặt úp xuống hoặc đặt nghiêng. Còn với các loại chảo, khay nướng thì đặt nghiêng để tiết kiệm diện tích. Nếu nhà bạn sử dụng loại chảo tháo được cán thì nên tháo ra. Chừa thêm khoảng trống xếp thêm đồ dùng.

1.3. Sắp xếp vật dụng/ dụng cụ vào giỏ giữa của máy rửa chén bát
Tầng giữa của máy rửa bát thường để bát, đĩa, ly tách. Thực hiện cách xếp bát vào máy rửa bát theo kích thước bát đĩa. Xếp bát, tô canh kích thước lớn ở rìa ngoài của khay. Những loại bát nhỏ hay đĩa nước chấm để ở giữa khay.
Tương tự cách xếp bát vào máy rửa bát ở tầng dưới. Bạn cũng úp bát xuống hoặc để nghiêng. Để nước rửa tiếp xúc được với toàn bộ bề mặt đồ dùng. Ly tách cũng vậy, đặt úp xuống, tuyệt đối không đặt ngửa lên. Ngửa lên vừa làm máy không thể rửa sạch được vừa khiên nước đọng lại trong ly.

Với đĩa thì dựng lên, nếu số lượng bát đĩa không nhiều thì nên xếp cách nhau. Giữa bát đĩa có khoảng trống thì máy sẽ rửa nhanh sạch hơn.
1.4. Sắp xếp dụng cụ vào giỏ trên của máy rửa chén bát
Sau khi đã tiến hành cách xếp bát vào máy rửa bát. Cuối cùng là xếp các loại đũa muỗng, dao, kéo. Tầng trên cùng của máy sẽ là nơi được thiết kế chuyên để đựng những dụng cụ này. Cách xếp vô cùng đơn giản, chỉ cần dàn đều đũa ra khay. Muỗng thì tách từng cái rồi đặt theo chiều úp xuống hoặc đặt nằm nghiêng.

2. Chú ý trong việc sắp xếp chén bát vào máy rửa bát
2.1. Phân loại các dụng cụ đúng giỏ đựng
Phân loại các dụng cụ cần rửa vào đúng khay là điều bắt buộc nếu muốn thực hiện cách xếp bát vào máy rửa bát. Bởi hầu hết các máy rửa bát đều thiết kế các tầng đựng dành riêng cho loại đồ dùng tương ứng.
Đôi khi nó là điều tiên quyết để máy rửa bát có thể thực hiện đúng chức năng của nó. Như ở các sản phẩm máy rửa của Enic, cách xếp bát vào máy rửa bát còn phụ thuộc vào áp lực nước. Vì vậy, cách sử dụng máy rửa bát đúng là xếp đồ dừng cứng, nặng ở tầng dưới. Máy sẽ sử dụng áp lực nước cao để đánh bay vết bẩn cứng đầu. Còn ở tầng có đồ mỏng nhẹ hơn thì áp lực nước cũng giảm đi. Đảm bảo đồ dùng không bị vỡ do lực phun quá mạnh.
Nếu xếp sai vị trí máy sẽ không thực hiện được đúng chức năng của mình. Mặt khác, còn có thể làm cho đồ dùng bị hư hại hoặc không được rửa sạch kỹ lưỡng.
>> Tham khảo: Máy rửa bát Enic G1

2.2. Đặt úp các dụng cụ vật dụng
Đặt đồ dùng và chén bát trong máy rửa bát một cách đúng cách có nhiều tác dụng quan trọng. Cách xếp bát vào máy rửa bát theo hướng úp xuống giúp rửa sạch hơn. Các chất tẩy rửa tiếp cận mọi bề mặt chén bát. Đồng thời, bảo vệ đồ dùng không va chạm vào nhau, gây trầy xước hay bể vỡ.
2.3. Không đặt đồ dùng chồng chất lên nhau
Để máy hoạt động tốt thì tốt nhất là không đặt chồng chéo đồ dùng lên nhau. Đặt quá nhiều chén bát, nước sẽ không tiếp cận được hết các ngóc ngách.

2.4. Các vật dụng nên hạn chế đặt trong máy rửa chén
Mặc dù máy rửa bát rất tiện lợi và hiệu quả. Nhưng cũng có một số đồ dùng và vật dụng bạn nên hạn chế. Hoặc không nên đặt vào máy rửa chén để tránh hỏng hóc.
- Đồ dùng bằng nhựa mỏng hoặc sợi tổng hợp: Một số loại nhựa không an toàn có thể bị hỏng. Hoặc bị chảy nhựa khi tiếp xúc với nhiệt độ cao.
- Đồ sơn mài hoặc bộ chén bát cổ điển: Những loại chén này có chi tiết nhỏ, mỏng và dễ va đập. Những chi tiết này cũng gây ảnh hưởng tới cách xếp bát sao cho gọn gàng.
- Đồ dùng bằng gỗ: Gỗ có thể bị bong tróc khi tiếp xúc với nước và nhiệt độ cao.
- Chai, lọ có miệng bình nhỏ, sâu lòng: không thể làm sạch hoàn toàn các vật dụng này. Bởi diện tích tiếp xúc ít, nước không thể phun sâu vào trong bình.
- Nồi áp suất: Nồi áp suất sử dụng cắm điện nên không được để nước tiếp xúc trực tiếp.

- Các vật dụng bằng nhôm: Nhôm có thể tác động với các hóa chất trong máy rửa bát. Và gây ra phản ứng hóa học không mong muốn.
- Đồ dùng dễ vỡ: Đồ dùng bằng thủy tinh, pha lê hoặc sứ mỏng nhẹ nên được đặt cẩn thận. Nên tránh đặt cùng với bát đĩa hay đồ dùng bền và cứng khác để tránh va đập và vỡ.
- Đồ dùng của trẻ em: Đồ trẻ em cần được thanh trùng 1 cách tối ưu. Nên chọn loại máy có chức năng khử trùng diệt khuẩn. Như công nghệ khử khuẩn bằng tia UV.
>> Xem thêm: Máy rửa bát khử khuẩn bằng tia UV Enic C6
SẢN PHẨM LIÊN QUAN
Chia sẻ bài viết
ĐỂ LẠI THÔNG TIN TƯ VẤN MUA HÀNG
Nếu quý khách hàng có bất kì thắc mắc nào về sản phẩm Enic hoặc có nhu cầu nhận tư vấn mua hàng từ đội ngũ Enic - Quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp qua số điện thoại hoặc để lại thông tin cần tư vấn bên dưới để được hỗ trợ kịp thời và chính xác nhất!
BÀI VIẾT LIÊN QUAN