Việc áp dụng các mẫu checklist công việc giúp cho người dùng tận dụng hiệu quả thời gian. Cũng như đảm bảo luôn hoàn thành những nhiệm vụ quan trọng trong ngày. Trong bài viết này, Enic xin giới thiệu đến bạn mẫu checklist công việc xây dựng. Giúp bạn có thể kiểm định chất lượng của công trình để đưa vào sử dụng.
1. Các bước tiến hành nghiệm thu công trình xây dựng
Trong quá trình tiến hành nghiệm thu công trình xây dựng, sẽ có 3 bước cơ bản như sau:
1.1. Bước 1: Nghiệm thu tất cả công việc trong quá trình xây dựng
Nội dung của nghiệm thu từng quy trình quản lý chất lượng công trình xây dựng là:
- Kiểm tra toàn bộ hệ thống giàn giáo, hệ thống chống đỡ tạm. Và các biện pháp bảo đảm an toàn cho người lao động.
- Kiểm tra tình trạng hiện tại của đối tượng nghiệm thu. Quá trình này bao gồm kiểm tra tình trạng của công trình. Đảm bảo rằng nó tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật và đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng.
- Kiểm tra các kết quả đo lường, thử nghiệm để xác định chất lượng. Và khối lượng của vật liệu, kết cấu công trình, cấu kiện xây dựng, máy móc thiết bị, v.v
- Đối chiếu và so sánh giữa thiết kế đã được duyệt, các tiêu chuẩn trong xây dựng. Và các chỉ dẫn kỹ thuật của nhà sản xuất với những kết quả sau khi kiểm tra.
- Đánh giá kết quả công việc, đánh giá chất lượng và lập bản vẽ hoàn công.
- Cho phép chuyển sang giai đoạn tiếp theo khi công việc trước đủ điều kiện nghiệm thu.
>>> Xem thêm: Các tiêu chuẩn nghiệm thu công trình xây dựng
1.2. Bước 2: Nghiệm thu khi đã hoàn thành xong giai đoạn xây lắp công trình
Trước khi chuyển sang giai đoạn xây lắp tiếp theo. Nghiệm thu giai đoạn xây lắp sẽ đảm bảo rằng từng giai đoạn đã hoàn thành đúng theo yêu cầu. Quá trình nghiệm thu bao gồm các hoạt động sau:
- Kiểm tra đối tượng nghiệm thu tại hiện trường và kiểm tra các biên bản nghiệm thu. Quá trình này đảm bảo rằng công việc đã được thực hiện đúng theo yêu cầu và các biên bản nghiệm thu đã được lập đúng cách.
- Kiểm tra các kết quả thí nghiệm và đo lường để xác định chất lượng và khối lượng của vật liệu, cấu kiện, kết cấu bộ phận công trình và thiết bị.
- Tiến hành kiểm tra bắt buộc đối với các công việc như kết quả thử áp lực đường ống. Thử tải các loại bể chứa, kết quả thí nghiệm, hiệu chỉnh. Vận hành thử các máy móc thiết bị lắp đặt trong công trình. Quá trình này đảm bảo rằng các công việc đã được thử nghiệm và hoạt động đúng.
- Kiểm tra các tài liệu đo đạc kích thước hình học, khối lượng kết cấu, bộ phận công trình. Quá trình này đảm bảo rằng các kết quả đo đạc đã được ghi nhận và đúng theo yêu cầu.
1.3. Bước 3: Nghiệm thu hoàn thành công trình hoặc hạng mục công trình
Trong hồ sơ nghiệm thu công trình xây dựng. Các văn bản và thông tin liên quan đến quá trình nghiệm thu và kết quả nghiệm thu. Hoặc từng hạng mục công trình sẽ được bao gồm.
Nghiệm thu là quá trình cuối cùng trong quy trình xây dựng. Nhằm đánh giá chất lượng công trình và xác nhận rằng công trình đã đạt đủ yêu cầu kỹ thuật. Để có thể đưa vào sử dụng. Quá trình nghiệm thu thường được tiến hành bởi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Cơ quan chuyên ngành hoặc các bên liên quan theo quy định pháp luật.
Trong hồ sơ nghiệm thu, thông tin và tài liệu về quá trình nghiệm thu sẽ được ghi lại. Đây bao gồm các văn bản như biên bản nghiệm thu. Các báo cáo kỹ thuật, kết quả thử nghiệm, bản vẽ kỹ thuật. Báo cáo đo đạc và đánh giá chất lượng. Các văn bản này sẽ được lưu trữ và sử dụng như bằng chứng để công nhận công trình. Hoặc hạng mục đã hoàn thành và đạt đủ điều kiện sử dụng. Như các hạng mục về thiết bị vệ sinh trong công trình xây dựng.
1.3.1. Công việc nghiệm thu khi hoàn thành xây dựng:
- Kiểm tra hiện trường: Các yếu tố được kiểm tra bao gồm cấu trúc, hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước. Hệ thống HVAC (hệ thống điều hòa không khí, thông gió và điều hòa nhiệt độ). Và các công trình phụ trợ khác.
- Kiểm tra khối lượng và chất lượng: Các yếu tố được kiểm tra bao gồm khối lượng vật liệu sử dụng. Kích thước và vị trí của cấu kiện, độ bền và chất lượng của vật liệu.
- Kiểm tra kết quả hoạt động thử: Các kết quả thử nghiệm về hiệu suất, an toàn và chức năng của các hệ thống này sẽ được kiểm tra và ghi nhận.
- Kiểm tra đo đạc và quan trắc: Công việc này nhằm kiểm tra kết quả đo đạc. Và quan trắc trong quá trình xây dựng, đặc biệt là trong quá trình thử tải các loại bể chứa.
- Kiểm tra điều kiện an toàn: Quá trình nghiệm thu sẽ kiểm tra tất cả các điều kiện đảm bảo an toàn của công trình. Bao gồm các biện pháp phòng cháy, chữa cháy, hệ thống thoát hiểm…
- Kiểm tra hồ sơ hoàn công: Quá trình nghiệm thu sẽ kiểm tra hồ sơ hoàn công để đảm bảo rằng nó đáng tin cậy. Cũng như đủ điều kiện để công nhận công trình đã hoàn thành.
1.3.2. Đối với các hạng mục khác:
Với các hạng mục phụ như tường rào, hồ bơi, nhà để xe. Việc kiểm tra và lập biên bản nghiệm thu có thể được thực hiện giữa chủ đầu tư và các bên. Trong trường hợp này, không cần phải có biên bản hồ sơ nghiệm thu của cơ quan nhà nước.
Những người ký biên bản nghiệm thu phải là những người đại diện hợp pháp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của các bên cùng tham gia quá trình nghiệm thu. Điều này đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy của biên bản. Bởi người ký biên bản có trách nhiệm đại diện cho cơ quan có thẩm quyền. Và đảm bảo rằng quá trình nghiệm thu diễn ra đúng quy định và theo đúng quy trình.
>>> Xem thêm: Sự khác biệt giữa diện tích xây dựng và diện tích sàn
2. Bộ hồ sơ nghiệm thu công trình xây dựng bao gồm đầy đủ những gì?
Bộ hồ sơ nghiệm thu công trình xây dựng bao gồm các mục sau:
- Danh mục tài liệu khởi công công trình
- Lệnh khởi công
- Biên bản bàn giao mốc vị trí, cao độ chuẩn – mặt bằng thi công
- Biên bản họp công trường
- Phiếu yêu cầu
- Biên bản giao nhận hồ sơ; Báo cáo nhanh; Báo cáo tuần; Báo cáo tháng
- Phiếu chấp thuận vật liệu và thành phẩm xây dựng
- Phiếu chấp thuận thay đổi vật liệu/thành phẩm xây dựng
- Phiếu lấy mẫu hệ thống quản lý chất lượng công trình xây dựng vật liệu tại hiện trường
- Bảng theo dõi kết quả kiểm nghiệm đất; Bảng theo dõi kết quả kiểm nghiệm thép
- Bảng theo dõi kết quả kiểm nghiệm bê tông; Chỉ dẫn thi công
- Lắp đặt thiết bị chạy thử liên động có tải (phần nước)
- Nghiệm thu công tác xây dựng – Biên bản nghiệm thu chất lượng cọc BT trước khi đóng
- Nghiệm thu công tác xây dựng – Biên bản nghiệm thu chất lượng cọc BTCT trước khi ép – NB/ CB
- Nghiệm thu công tác xây dựng – Biên bản nghiệm thu chi tiết nối cọc – NB/ CB
- Nghiệm thu công tác xây dựng – Biên bản nghiệm thu công tác đóng cọc
- Báo cáo tổng hợp đóng/ ép cọc
- Nghiệm thu công tác xây dựng – Biên bản nghiệm thu công tác hố đào
- Nghiệm thu công tác xây dựng – Biên bản nghiệm thu công tác BT lót (nội bộ nhà thầu)
- Nghiệm thu công tác xây dựng – Biên bản nghiệm thu công tác ván khuôn, cốt thép (nội bộ nhà thầu)
- v.v
>>> Xem thêm: Chi phí chung trong xây dựng
4. Mẫu checklist công việc xây dựng với hồ sơ nghiệm thu theo Nghị định 46
5. Mẫu checklist nghiệm thu công việc xây dựng
Trên đây Enic đã tổng hợp và chia sẻ về các mẫu checklist công việc xây dựng chuẩn nhất. Hy vọng với những chia sẻ bên trên sẽ giúp cho bạn có thể quản lý được các hạng mục trong xây dựng.
Chia sẻ bài viết
ĐỂ LẠI THÔNG TIN TƯ VẤN MUA HÀNG
Nếu quý khách hàng có bất kì thắc mắc nào về sản phẩm Enic hoặc có nhu cầu nhận tư vấn mua hàng từ đội ngũ Enic - Quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp qua số điện thoại hoặc để lại thông tin cần tư vấn bên dưới để được hỗ trợ kịp thời và chính xác nhất!
BÀI VIẾT LIÊN QUAN