Khởi công xây dựng nhà là một sự kiện trọng đại trong đời người. Dù bạn xây dựng nhà lớn hay nhỏ, các nghi thức tâm linh không thể thiếu. Đặc biệt là khi động thổ để khởi công xây nhà. Vậy nghi thức làm phép đất xây nhà là gì? Các bước tiến hành như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về nghi thức này nhé.
1. Nghi thức làm phép khởi công xây nhà là gì?
Nghi thức làm phép đất xây nhà còn được gọi là nghi thức làm phép khởi công xây nhà ở. Điều này có nghĩa là trước khi tiến hành xây dựng nhà. Ta phải tiến hành lễ động thổ và làm phép lành. Mục đích của nghi thức này là để cầu cho mọi chuyện được thuận lợi và suôn sẻ.
Nghi thức làm phép đất xây nhà là việc đặt viên đá đầu tiên. Hoặc ban phước lành cho nền đất sẽ xây dựng ngôi nhà. Đây là một trong những phong tục tập quán tâm linh lâu đời của người Việt. Mỗi khi muốn động thổ đất đai cho bất kỳ mục đích gì. Nghi thức này thể hiện sự tôn trọng đất đai và cầu mong sự bình an, may mắn.
2. Tại sao cần làm các nghi thức làm phép khi khởi công xây nhà?
Theo quan niệm dân gian từ ngàn xưa. Mỗi một mảnh đất đều có một vị thần trông nom, cai quản gọi là Thổ Công (Thổ Địa). Khi gia đình có ý định động chạm tới bất kỳ mảnh đất nào. Việc làm lễ cúng là cách thể hiện lòng thành và tôn trọng đến Thổ Công và các vị thần linh.
Nhờ lễ cúng, gia chủ mong muốn nhận được sự phù hộ và hỗ trợ từ các vị thần linh. Để việc xây dựng nhà ở trở nên thuận lợi và hanh thông. Đồng thời, gia đình còn mong muốn cuộc sống sau này luôn được bình an và may mắn.
Khởi công xây nhà được coi là việc can đảm tới nơi trú ngụ của vong linh. Việc không xin phép hoặc không làm lễ cúng. Có thể khiến vong hồn bị quấy nhiễu trong quá trình xây dựng. Và gây ra những tác động tiêu cực đối với cuộc sống của gia chủ sau này.
Vì vậy, trong nghi thức làm phép khởi công xây dựng nhà. Việc bố thí muối gạo, tiền vàng cho các vong linh lưu lạc được thực hiện nhằm tránh những điều không may mắn và xui xẻo.
>>> Xem thêm: Xây nhà bằng gạch nào tốt?
3. Các bước tiến hành nghi thức làm phép khởi công xây nhà
Nghi thức làm phép khởi công xây nhà cần được chuẩn bị chu đáo và thực hiện nghiêm túc. Nhằm thể hiện tấm lòng của gia chủ tới các vị thần linh. Dưới đây là các bước tiến hành nghi lễ này:
3.1. Chọn khung giờ khởi công
Theo phong thủy, ngày giờ tốt để làm phép cúng động thổ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Thậm chí, ngày giờ khởi công cũng sẽ quyết định đến sự thành bại của quá trình thi công. Cũng như cuộc sống sau này của gia chủ và các thành viên trong gia đình. Chính vì vậy, trước khi xây nhà, gia chủ cần xem phong thủy. Và chọn ngày giờ khởi công hoàng đạo.
Nếu bạn không phải người có chuyên môn, am hiểu và có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Thì tốt nhất nên mời thầy phong thủy xem ngày giờ, xem tuổi xây nhà, xem hướng đặt nhà.
Ngày giờ tốt để làm phép cúng động thổ rất quan trọng. Thậm chí có ảnh hưởng lớn đến sự thành bại của quá trình xây dựng của gia chủ. Trước khi quyết định xây nhà, gia chủ cần xem xét phong thủy và lựa chọn ngày đẹp giờ tốt để tiến hành. Gia chủ nên chọn một ngày hoàng đạo, ngày đại cát hoặc ngày tiểu cát. Hợp mệnh hợp tuổi để khởi công xây nhà.
Tránh chọn ngày động thổ xung với tuổi hoặc khắc với mệnh của gia chủ và người được mượn làm nhà (nếu có). Hay những ngày được coi là xấu. Hoặc ngày kiêng theo quan niệm dân gian như: ngày Tam Nương, ngày Nguyệt kỵ,…
Tránh khởi công xây nhà cả vào các giờ xấu. Như giờ sát chủ, giờ Thọ tử, giờ Không Vong, giờ Xích Khẩu, giờ Lưu Niên. Thay vào đó, có một số giờ động thổ tốt như giờ Đại An, giờ Tốc Hỷ, giờ Tiểu Cát.
3.2. Chuẩn bị lễ vật
Lễ vật trong lễ động thổ sẽ có sự khác nhau. Tùy theo quan niệm và phong tục của từng vùng miền. Mâm lễ vật cúng trong lễ động thổ không cần phải quá phô trương. Nhưng cần được chuẩn bị đầy đủ, chu đáo, và không được qua loa. Nhằm thể hiện lòng thành và sự tôn trọng đến các vị thần linh.
Đối với mâm cúng trong lễ động thổ, gia chủ có thể tham khảo một số lễ vật sau:
Mâm cúng mặn: Bánh chưng/xôi, gà luộc, một bộ tam sên (bao gồm thịt luộc, trứng vịt luộc, tôm luộc),…
Hoa tươi, trầu cau, một đĩa muối, một đĩa gạo, nước lọc, rượu, trà, thuốc lá, vàng mã, bộ quần áo Quan Thần Linh,…
Mâm ngũ quả: Nên lựa chọn 5 loại quả khác nhau, đa dạng màu sắc với hy vọng mang đến sự đủ đầy, sung túc, bình an cho gia đình tại ngôi nhà sắp xây. Nên chọn quả tươi ngon, không bị dập hỏng.
3.3. Tiến hành nghi thức làm phép
Mỗi địa phương, vùng miền sẽ có những phong tục và tập quán riêng biệt. Vì vậy không có một quy chuẩn cố định nào về nghi thức làm phép đất xây nhà. Tuy nhiên, gia chủ có thể tham khảo trình tự thực hiện nghi thức sau đây:
Sau khi chọn được ngày giờ tốt và chuẩn bị lễ vật tươm tất. Gia chủ đặt mâm lễ vật lên bàn ở giữa phần đất cần xây nhà.
Người làm lễ sửa soạn gọn gàng, ăn mặc chỉnh tề để tiến hành thắp hương, đèn và đọc bài văn khấn lễ động thổ.
Sau khi đọc xong bài cúng, chờ cho hương cháy được khoảng 2/3. Thì gia chủ mang tiền vàng đi hóa rồi lấy muối và gạo rắc theo nhiều hướng.
Cuối cùng, gia chủ dùng xẻng đào đất tượng trưng vài nhát. Thể hiện việc bắt đầu khởi công xây nhà. Tùy theo phong tục mỗi nơi, thay vì dùng xẻng đào đất thì có nơi sẽ cuốc móng nhà hay đặt viên gạch, viên đá đầu tiên. Hoặc chôn tiền vàng xuống móng nhà để yểm móng nhà.
3.4. Nghi thức cuốc móng nhà
Vì sao cần phải thực hiện nghi thức cuốc móng nhà?
Phải tiến hành nghi thức cuốc móng nhà vì đó là một phần quan trọng trong lễ động thổ. Mang ý nghĩa tôn vinh và bảo vệ mảnh đất mới. Nghi thức này không chỉ thông báo về sự sở hữu của gia chủ đối với mảnh đất,. Mà còn tạo ra một liên kết tâm linh giữa gia chủ và các linh hồn, vong linh trên mảnh đất đó.
Theo quan niệm dân gian, việc cuốc móng nhà được coi là việc “mổ móng” của ngôi nhà. Tượng trưng cho việc xâm nhập và đặt chân lên mảnh đất. Nếu không thực hiện nghi thức cuốc móng nhà, có thể xem là việc “mổ móng” không đúng quy củ. Làm mất lòng các vị thần linh và có thể gây ra những tai ương, rủi ro trong quá trình xây dựng.
Cách thực hiện nghi thức cuốc móng nhà
Sau khi hoàn tất quá trình chuẩn bị và đọc bài cúng xong. Gia chủ hoặc người đại diện hợp tuổi sẽ thực hiện nghi thức cuốc móng nhà.
Thường thì mảnh đất sẽ có hình dạng hình vuông. Và người thực hiện cuốc móng sẽ đi về hướng tốt nhất mà thầy phong thủy đã chọn sẵn. Sau đó, người thực hiện sẽ tiến hành cuốc móng ở 4 góc của ngôi nhà. Mỗi góc sẽ được cuốc 3 lần mạnh mẽ. Điều này tượng trưng cho việc khởi đầu mạnh mẽ và ổn định của ngôi nhà.
Tiếp theo, người thực hiện sẽ di chuyển ra giữa mảnh đất và cuốc thêm 3 lần nữa. Tạo ra tổng cộng 12 lần cuốc. Con số 12 trong nghi thức này thường được coi là số may mắn và mang ý nghĩa đầy đủ. Tượng trưng cho sự hoàn thiện và thành công. Lúc này, nghi thức cuốc móng nhà được coi là đã hoàn thành.
>>> Xem thêm: Chi phí xây nhà vệ sinh đơn giản
Lời kết
Trong quá trình xây dựng một ngôi nhà mới, nghi thức làm phép đất xây nhà là một nghi lễ tâm linh quan trọng. Nghi thức này mang ý nghĩa tôn kính và cầu xin sự bảo trợ của thần linh cho quá trình xây dựng và cuộc sống gia đình trong tương lai.
Hy vọng bài viết này của Enic đã mang tới cho bạn nhiều thông tin bổ ích về nghi thức làm phép đất xây nhà. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo!
Chia sẻ bài viết
ĐỂ LẠI THÔNG TIN TƯ VẤN MUA HÀNG
Nếu quý khách hàng có bất kì thắc mắc nào về sản phẩm Enic hoặc có nhu cầu nhận tư vấn mua hàng từ đội ngũ Enic - Quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp qua số điện thoại hoặc để lại thông tin cần tư vấn bên dưới để được hỗ trợ kịp thời và chính xác nhất!
BÀI VIẾT LIÊN QUAN