Bếp từ là một thiết bị nấu ăn quen thuộc với nhiều gia đình. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa biết cách sử dụng bếp từ như nào là đúng và an toàn nhất. Hãy cùng Enic tìm hiểu cách sử dụng của thiết bị nhà bếp này qua bài viết dưới đây!
1. Các bước thực hiện cách sử dụng bếp từ cơ bản nhất
Để có thể sử dụng đúng cách, bạn hãy làm theo hướng dẫn sử dụng bếp từ dưới đây. Đây cũng là cách sử dụng bếp từ đơn.
Bước 1: Khi sử dụng, hãy đặt nồi nấu ngay giữa mặt kính bếp. Điều này giúp đảm bảo đáy nồi ổn định khi sôi, tránh va đập gây bể mặt kính bếp từ.

Bước 2: Cắm điện, bếp sẽ phát ra tiếng “bíp” thông báo máy đã sẵn sàng. Đây là điều kiện đầu tiên để bạn bắt đầu sử dụng bếp từ để nấu ăn.

Bước 3: Nhấn nút ON/OFF để mở bếp.

Bước 4: Chọn chức năng nấu. Nhấn MENU > FUNCTION để chọn chức năng nấu đã được cài đặt sẵn:
- BBQ: Để nướng thịt.
- Stir Fry: Chiên xào.
- Hot Pot/Chafing: Nấu lẩu.
- Soup: Nấu canh.
- Boil: Nấu nước.

Bước 5: Điều chỉnh nhiệt độ và công suất. Tùy vào món ăn mà yêu cầu lửa lớn hoặc lửa nhỏ khác nhau. Lúc này bạn cần điều chỉnh nhiệt độ mặt bếp để đạt được nhiệt độ thích hợp.

Bước 6: Sau khi nấu xong, nhấn nút Mở/Tắt (ON/OFF) để tắt máy, bếp sẽ ngừng hoạt động. Chờ cho cánh quạt tản nhiệt bếp ngừng chạy trước khi rút dây điện ra.

Nếu bạn muốn tất cả các thành viên có thể sử dụng thuận tiện nhất. Bạn nên chọn những loại bếp từ được thiết lập bằng tiếng Việt. Đối với việc sử dụng bếp từ đôi, ba hay 4 vùng nấu trở lên cũng tương tự như các loại bếp đơn. Chỉ cần lưu ý, đặt nồi ở vùng nấu nào thì sử dụng đúng bảng chức năng của vùng nấu đó.

2. Cách mở bếp từ bị khoá
Bếp từ bị khoá cũng sẽ dẫn đến tình trạng bếp từ không lên nguồn. Đối với các loại bếp từ khác nhau thì quá trình mở khóa có thể khác nhau. Dưới đây là một số hướng dẫn chung về cách sử dụng bếp từ khi bị khóa:
- Tìm biểu tượng khóa trên bảng điều khiển: Hãy tìm biểu tượng khóa trên bảng điều khiển. Hoặc thường được đánh dấu bằng một hình ảnh chìa khóa hoặc biểu tượng tương tự.
- Giữ ngón tay vào biểu tượng khóa: Nhấn và giữ ngón tay lên biểu tượng khóa trong khoảng 5-10 giây. Trong thời gian này, bạn có thể nghe thấy tiếng bíp. Hoặc thấy biểu tượng khóa sáng lên hoặc tắt đi.
- Kiểm tra bảng điều khiển: Sau khi bạn đã giữ ngón tay lên biểu tượng khóa. Hãy kiểm tra bảng điều khiển để xem liệu khóa đã được mở hay chưa. Nếu biểu tượng khóa đã tắt hoặc bạn không nghe thấy tiếng bíp. Điều đó có thể chỉ ra rằng bếp từ đã được mở khóa.
- Khởi động lại bếp từ (nếu cần): Nếu các bước trên không thành công trong việc mở khóa bếp từ. Bạn có thể thử ngắt nguồn bếp từ và khởi động lại sau khoảng 20 phút. Việc này sẽ giúp bếp từ cài đặt lại và có thể mở khóa.

3. Mẹo sử dụng bếp điện từ an toàn, hiệu quả
Bếp từ là thiết bị bếp hiện đại, sử dụng công nghệ từ tính để có thể tạo ra nhiệt độ cao và nấu thức ăn. Việc sử dụng bếp từ đòi hỏi người dùng phải hiểu rõ về cách hoạt động của nó. Và tuân theo nguyên tắc cơ bản để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Tránh trường hợp bị hư hỏng và cần phải sửa bếp từ.
Dưới đây là một mẹo khi sử dụng bếp từ mà Enic đã tổng hợp được:
Sử dụng nguồn điện phù hợp
Để đảm bảo an toàn khi sử dụng bếp từ, hãy tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
- Nguồn điện phải có công suất và điện áp phù hợp với yêu cầu của bếp từ. Đảm bảo sử dụng phích cắm riêng cho bếp từ và dây điện có tiết diện đủ lớn để chịu tải công suất của bếp từ. Sử dụng dây điện có tiết diện tối thiểu là 0,75mm2.
- Trong các khu vực có điện không ổn định, nhất là trong mùa hè khi nhu cầu sử dụng điện cao. Hãy sử dụng ổn áp để ổn định điện áp trong nhà. Điều này giúp bếp từ hoạt động ổn định và kéo dài tuổi thọ của thiết bị.

Tránh tiếp xúc với mặt kính sau khi nấu
Sau khi sử dụng bếp từ, hãy nhớ rằng bề mặt kính sẽ vẫn còn nóng do nhiệt độ từ đáy nồi truyền vào. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, không nên chạm tay vào mặt kính bếp từ trong thời gian này.
Đối với các dòng bếp từ cao cấp, thường được trang bị cảm biến nhiệt độ thông minh. Khi mặt bên của bếp vượt quá 65 độ Celsius. Đèn chữ H sẽ hiển thị để cảnh báo người dùng về nhiệt độ cao.
Vì vậy, sau khi nấu ăn, hãy để ý và chờ cho đến khi chữ H mất đi. Điều này cho thấy rằng mặt bếp đã nguội hơn. Khi đó, bạn hoàn toàn có thể vệ sinh mặt bếp mà không phải lo ngại bị bỏng.

Không kéo lê dụng cụ nấu trên bề mặt bếp
Để bảo vệ bề mặt kính bếp từ và giữ cho nó luôn mới, đẹp, bạn nên tuân thủ các hướng dẫn sau:
- Nâng lên và đặt nhẹ nhàng nồi xuống mặt kính, tránh kéo lê gây trầy xước, hỏng bề mặt kính.
- Hạn chế đặt các dụng cụ kim loại trực tiếp lên bề mặt kính. Sử dụng các chảo, nồi có đáy phẳng và mịn để tránh gây xước bề mặt. Nồi nấu trên bếp hồng ngoại và bếp từ có sự khác nhau nên phải chú ý chất liệu nồi.
- Sử dụng các sản phẩm vệ sinh không chứa chất phá hoại hoặc hóa chất mạnh. Sử dụng khăn mềm, ẩm để lau sạch bề mặt. Và tránh sử dụng chất tẩy mạnh hoặc bàn chải có lông cứng. Điều này sẽ giúp tránh được trường hợp bếp từ bị ẩm.

Đặt cách các thiết bị điện từ khác tối thiểu 1m
Với các phụ kiện nhà bếp, thiết bị điện từ khác trong nhà bếp như lò vi sóng, TV, điện thoại,… Bạn nên đặt chúng cách bếp từ khoảng 1m. Điều này sẽ bảo vệ các thiết bị khỏi từ trường của bếp và tránh trường hợp bếp từ bị cháy. Chính vì vậy khi lựa chọn bếp phải chú ý đến kích thước bếp từ có vừa vặn với không gian hay chưa.

Không nên để bếp hoạt động công suất tối đa
Bếp điện có khả năng làm nóng và tăng nhiệt độ nhanh hơn rất nhiều so với bếp ga truyền thống. Điều này đồng nghĩa với việc cần kiểm soát nhiệt độ một cách cẩn thận để tránh trường hợp đồ ăn bị cháy khét. Cũng như bảo vệ tuổi thọ cho thiết bị.
Việc để công suất tối đa náu trong thời gian kéo dài sẽ làm các các bộ phận trong cấu tạo bếp từ cũng bị ảnh hưởng. Để đảm bảo an toàn và đạt được kết quả nấu ăn tốt. Hãy đặt bếp ở công suất bình thường ban đầu và tăng dần nếu cần thiết.

Chia sẻ bài viết
ĐỂ LẠI THÔNG TIN TƯ VẤN MUA HÀNG
Nếu quý khách hàng có bất kì thắc mắc nào về sản phẩm Enic hoặc có nhu cầu nhận tư vấn mua hàng từ đội ngũ Enic - Quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp qua số điện thoại hoặc để lại thông tin cần tư vấn bên dưới để được hỗ trợ kịp thời và chính xác nhất!
BÀI VIẾT LIÊN QUAN