Sau khi lắp đặt thiết bị vệ sinh cần hoàn thành bước cuối cùng là nghiệm thu. Cần nghiệm thu những hạng mục nào? Tiêu chuẩn nghiệm thu lắp đặt thiết bị vệ sinh ra sao? Enic sẽ cung cấp các thông tin liên quan tới vấn đề nêu trên trong bài viết dưới đây.
1. Nguyên tắc chung khi nghiệm thu lắp đặt thiết bị vệ sinh
Tiêu chuẩn nghiệm thu lắp đặt thiết bị vệ sinh được ban hành vào năm 2005 (TCVN 6073) – đây là tiêu chuẩn thông dụng dùng cho nhiều công trình với quy mô đang dạng. Tiêu chuẩn này áp dụng cho các sản phẩm sứ và không bao gồm các phụ kiện phòng tắm.
Trong TCVN 6073:2005 ghi rõ những nguyên tắc chung về tiêu chuẩn nghiệm thu lắp đặt thiết bị vệ sinh:
- Tiêu chuẩn này được áp dụng cho việc lắp đặt mạng lưới cấp thoát nước sinh hoạt, thoát nước mưa, cấp nước nóng các nồi hơi cấp nhiệt độ. Để đun nước nóng và nồi hơi trong các nhà ở, nhà công cộng, nhà công nghiệp và các công trình phụ khác.
- Lắp đặt thiết bị kỹ thuật vệ sinh và thiết bị nhiệt trong nhà phải thực hiện theo đúng thiết kế đã duyệt. Khi có những khác biệt so với khi thiết kế làm thay đổi các nguyên tắc của giải pháp đã chọn hoặc có ảnh hưởng lớn đến độ bền vững hay hiệu quả làm việc của các hệ thống và nồi hơi. Thì phải thỏa thuận với cơ quan thiết kế, những khác biệt đã thỏa thuận với thiết kế phải ghi vào bản vẽ hoàn công và sau khi hoàn thành công trình, các bản vẽ đó phải giao cho bên đặt hàng.
- Vật liệu thiết bị và thành phần dùng cho việc lắp đặt hệ thống, thiết bị vệ sinh trong nhà cần phải tuân theo những quy định các tiêu chuẩn hiện hành. Lắp đặt thiết bị và phụ tùng cần phải tiến hành theo đúng quy định của nhà máy chế tạo.
- Lắp đặt các hệ thống kỹ thuật vệ sinh trong nhà, nên tiến hành bằng phương pháp công nghiệp . Giá lắp trước các mối nối, các chi tiết của đường ống và các thiết bị khác tại xưởng chế tạo hoặc nhà máy.
- Trong tiêu chuẩn nghiệm thu vật liệu thiết bị vệ sinh yêu cầu khi thi công hệ thống kỹ thuật vệ sinh trong nhà, cần đảm bảo các yêu cầu của quy phạm an toàn lao động trong xây dựng. Cũng như các tiêu chuẩn về vệ sinh và phòng cháy hiện hành.
- Để tiến hành lắp đặt, bên đặt hàng phải giao cho bên thi công hồ sơ kỹ thuật vào thời hạn đã xác định, nội dung và khối lượng công việc đã quy định trong hợp đồng. Về xây dựng cơ bản và hướng dẫn tạm thời về cơ cấu và cách bố trí các bản vẽ kỹ thuật nhà ở và công trình.
- Tiêu chuẩn nghiệm thu lắp đặt thiết bị vệ sinh nói tới việc lắp đặt thiết bị vệ sinh chỉ nên tiến hành khi địa điểm và khu vực xây dựng đã được chuẩn bị xong.
- Các tài liệu kỹ thuật giao cho các cơ quan xây lắp phải đầy đủ 3 bộ gồm các bản vẽ thi công có đầy đủ thuyết minh và dự toán.
- Bộ bản vẽ thi công cần có tờ đầu đề của đồ án, các mặt bằng, mặt cắt công trình, trên đó có thể hiện các hệ thống, sơ đồ đường ống cấp nước, các mặt cắt dọc theo ống đứng thoát nước, chi tiết của các hệ thống hoặc các chỉ dẫn ở các bản vẽ điển hình.
Ngoài những nguyên tắc cơ bản nêu trên, tiêu chuẩn nghiệm thu lắp đặt thiết bị vệ sinh còn quy định phải ghi rõ cấu tạo thiết bị, các phương pháp lắp đặt và thông tin dự án thi công.
2. Tiêu chuẩn nghiệm thu thiết bị vệ sinh sau khi lắp đặt
Trước khi tìm hiểu kĩ hơn về tiêu chuẩn nghiệm thu vật liệu thiết bị vệ sinh cần hiểu được được các thuật ngữ chuyên môn của nó.
- BMC (visible surface): Là viết tắt của từ “bề mặt chính” – là phần bề mặt nhìn thấy sau khi lắp đặt vào vị trí của mỗi sản phẩm.
- BMLV (water surface): Là viết tắt của từ “bề mặt làm việc” – là phần bề mặt của sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với nước.
- BMK (invisible surface): Là viết tắt của từ “bề mặt khuất” – là phần bị khuất sau khi lắp vào vị trí sử dụng. Phần được chú trọng hơn hết là bbeef mặt khuất không tráng men.
- BMLR (Installation Surface): Là viết tắt của “bề mặt lắp ráp” – phần tiếp xúc trực tiếp với nền, tường hoặc giá đỡ khi lắp đặt sản phẩm.
3. Tiêu chuẩn cho phép sau khi nghiệm thu thiết bị vệ sinh
Để đánh giá khách quan về sản phẩm sau khi lắp đặt, tiêu chuẩn nghiệm thu lắp đặt thiết bị vệ sinh dựa trên 3 yếu tố.
3.1. Tiêu chuẩn về ngoại quan, kích thước sản phẩm
Tiêu chuẩn nghiệm thu thiết bị vệ sinh về mặt ngoại quan phải đáp ứng được:
- Phải láng bóng và đều khắp trên bề mặt chính của sản phẩm.
- Bề mặt khuất không cần phủ men toàn bộ, nhưng không nhìn thấy được các phần không phủ men khi lắp vào vị trí sử dụng.
- Các khuyết tật như: Vết màu, tạp chất, lỗ chân kim có kích thước nhỏ hơn hoặc bằng 0,2 mm. Với điều kiện nằm cách xa nhau thì không được coi là khuyết tật.
Tiêu chuẩn về kích thước và bề mặt men của mỗi sản phẩm có phần khác nhau. Cụ thể như sau:
Tiêu chuẩn nghiệm thu lắp đặt thiết bị vệ sinh đối với bề mặt của bồn cầu, xí bệt, tiểu nữ
Khuyết tật | Mức cho phép | |||
Tên khuyết tật | Đặc điểm | BMLV | BMC | BMK |
Các khuyết tật về men |
||||
Bọt khí, châm kim, rộp men, sôi men | Không cho phép | Không cho phép | ||
Co men, bỏ men, bong men | Không cho phép | Không cho phép | ||
Gợn sóng, mỏng men | S ≤ 1 000 mm2 | Không cho phép | ≤ 2 vết | |
Sứt, trầy xước | Không cho phép | 1 vết dài ≤ 20mm (trừ bề mặt vanh) | ||
Các khuyết tật về màu | ||||
Lẫn màu | f ≤ 0,3 mm | 1 vết/2500 mm2, tổng số không quá 2 vết | 1 vết/2500 mm2, tổng số không quá 2 vết | |
0,3 mm < f ≤ 0,7 mm | Không cho phép | 1 vết | ||
Lệch màu | Không lệch màu so với màu thiết kế | |||
Bay màu, mất màu, loang màu | Không cho phép | Không cho phép | ||
Các khuyết tật về xương |
||||
Rạn xương | Chiều rộng ≤ 0,2 mm | Không cho phép | Không cho phép | ≤ 2 vết |
Các khuyết tật về hình dáng và kích thước |
||||
Biến dạng (Độ vênh) | Độ vênh tại chân | ≤ 3 mm | ||
Lỗ bắt két, bắt nắp | Vừa dưỡng hoặc xử lý được nếu không vừa dưỡng | |||
Tắc lỗ vanh bệt
Tắc ống dẫn trên thân bệt |
Không có hoặc xử lý được nếu có | |||
Sai lệch kích thước | Mọi chiều tại mặt trên | ± 2 % | ||
Lỗ cấp nước của bệ xí | ± 5 % |
Tiêu chuẩn nghiệm thu lắp đặt thiết bị vệ sinh đối với bề mặt lavabo
Khuyết tật | Mức cho phép | |||
Tên khuyết tật | Đặc điểm | BMLV | BMC | BMK |
Các khuyết tật về men | ||||
Bọt khí, châm kim, rộp men, sôi men | Không cho phép | Không cho phép | ||
Co men, bỏ men, bong men | Không cho phép | Không cho phép | ||
Gợn sóng, mỏng men | Không cho phép | ≤ 3 vết | ||
Sứt, trầy xước | Không cho phép | Không cho phép | 1 vết dài ≤ 10 mm, sâu ≤ 1 mm | |
Các khuyết tật về màu |
||||
Lẫn màu | Không lệch màu so với màu thiết kế | |||
Bay màu, mất màu, loang màu | Không cho phép | Không cho phép | ||
Các khuyết tật về xương |
||||
Rạn xương | Chiều rộng ≤ 0,2 mm | Không cho phép | Không cho phép | ≤ 2 vết |
Các khuyết tật về hình dạng và kích thước |
||||
Biến dạng (Độ vênh) | Lỗ bắt vòi | Vừa dưỡng hoặc xử lý được nếu không vừa dưỡng | ||
Bề mặt tiếp xúc giữa tường so với bề mặt thẳng đứng | ≤ 3 mm | |||
Sai lệch kích thước | Mọi chiều tại mặt trên | ± 2 % | ||
Lỗ xả | ≤ 5 % |
Tiêu chuẩn nghiệm thu vật liệu thiết bị vệ sinh đối với chi tiết bề mặt bộ phận két nước, chân lavabo
Khuyết tật | Mức cho phép | |||
Tên khuyết tật | Đặc điểm | BMLV | BMC | BMK |
Các khuyết tật về men |
||||
Bọt khí, châm kim, rộp men, sôi men | Không cho phép | Không cho phép | ||
Co men, bỏ men, bong men | Không cho phép | Không cho phép | ||
Gợn sóng, mỏng men | Không cho phép | ≤ 5 vết | ||
Sứt, trầy xước | Không cho phép | Không cho phép | 1 vết dài ≤ 10 mm, sâu ≤ 1 mm | |
Các khuyết tật về màu |
||||
Lẫn màu | f ≤ 0,3 mm | 1 vết/2500 mm2, tổng số không quá 2 vết | 1 vết/2500 mm2, tổng số không quá 2 vết | |
0,3 mm < f ≤ 1 mm | Không cho phép | 1 vết | ||
Lệch màu | Không lệch màu so với màu thiết kế | |||
Bay màu, mất màu, loang màu | Không cho phép | Không cho phép | ||
Các khuyết tật về xương |
||||
Rạn xương | Chiều dài ≤ 50 mm | Không có ở miệng và các lỗ
kỹ thuật |
≤ 3 vết | |
Các khuyết tật về hình dạng và kích thước |
||||
Sai lệch kích thước | Chiều dài | ± 1 % | ||
Chiều rộng | ± 1 % | |||
Chiều cao | ± 1 % | |||
Biến dạng (Độ vênh) | Độ vênh giữa đáy két và thân bệt | ± 0,5 mm | ||
Lỗ xả | ± 0,5 mm | |||
Lỗ lắp thân bệt | Vừa dưỡng hoặc xử lý được nếu không vừa dưỡng | |||
Độ đồng tâm giữa lỗ | Lắp đặt được phụ kiện |
Tiêu chuẩn nghiệm thu lắp đặt thiết bị vệ sinh đối với bề mặt sản phẩm bồn tiểu nam
Khuyết tật | Mức cho phép | |||
Tên khuyết tật | Đặc điểm | BMLV | BMC | BMK |
Các khuyết tật về men | ||||
Bọt khí, châm kim, rộp men, sôi men | Không cho phép | Không cho phép | ||
Co men, bỏ men, bong men | Không cho phép | Không cho phép | ||
Gợn sóng, mỏng men | S ≤ 500 mm2 | Không cho phép | ≤ 3 vết | |
Sứt, trầy xước | Không cho phép | Không cho phép | 1 vết dài ≤ 20 mm | |
Lẫn màu | f ≤ 0,3 mmm | ≤ 3 vết | ≤ 3 vết | |
0,3 mm < f ≤ 1 mm | 1 vết | 1 vết | ||
Lệch màu | Không lệch màu so với màu thiết kế | |||
Bay màu, mất màu, loang màu | Không cho phép | Không cho phép | ||
Các khuyết tật về xương |
||||
Nứt mộc, phân lớp | Mọi trường hợp | Không cho phép | Không cho phép | |
Các khuyết tật về hình dạng và kích thước |
||||
Biến dạng | Giữa thân bệ và tường | ≤ 3 mm | ||
Sai lệch kích thước | Lỗ vanh, lỗ cấp, lỗ xả | Lắp đặt được phụ kiện |
>>> Tham khảo: Giá các thiết bị nhà vệ sinh
3.2. Tiêu chuẩn về cơ, lý học của thiết bị vệ sinh sứ
Các chỉ tiêu cơ, lý cụ thể cho từng loại sản phẩm sứ vệ sinh được quy định chi tiết trong các tiêu chuẩn nghiệm thu lắp đặt thiết bị vệ sinh quốc gia như: TCVN 6073:2005, TCVN 8718:2007, TCVN 8719:2007.
Chỉ tiêu cơ học:
- Độ bền rạn men: Tiêu chuẩn nghiệm thu vật liệu thiết bị vệ sinh là chịu được điều kiện nhiệt độ, môi trường, áp suất trong quá trình sử dụng. Quy định độ bền rạn men không nhỏ hơn 22 chu kỳ nhiệt.
- Độ cứng bề mặt men: Chống trầy xước, mài mòn. Độ cứng bề mặt men không nhỏ hơn 6 Mohs.
- Độ chịu tải trọng: Chịu được trọng lượng của người sử dụng và các vật dụng đặt lên sản phẩm. Quy định tải trọng tối thiểu cho các loại sản phẩm khác nhau.
- Độ thấm mực: Mức độ bám bẩn khi sản phẩm qua quá trình sử dụng, không quá 1mm.
- Độ hút nước: Thể hiện khả năng hấp thụ nước của sản phẩm. Quy định độ hút nước tối đa cho các loại sản phẩm khác nhau.
Chỉ tiêu lý hóa học
- Tính axit: Mức độ axit của sản phẩm, quy định độ pH tối đa cho các loại sản phẩm khác nhau.
- Tính kiềm: Mức độ kiềm của sản phẩm, quy định độ pH tối thiểu cho các loại sản phẩm khác nhau.
- Khả năng chống hóa chất: Chịu được tác động của các hóa chất trong môi trường sử dụng. Quy định khả năng chống hóa chất cho các loại sản phẩm khác nhau.
- Khả năng chống vi khuẩn: Ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn trên bề mặt sản phẩm. Quy định khả năng chống vi khuẩn cho các loại sản phẩm khác nhau.
3.3. Tiêu chuẩn nghiệm thu lắp đặt thiết bị vệ sinh về tính năng sử dụng
Tiêu chuẩn nghiệm thu lắp đặt thiết bị vệ sinh về tính năng có quy định chung cho các sản phẩm như sau:
- Sản phẩm phải đảm bảo các chức năng sử dụng theo đúng thiết kế và yêu cầu kỹ thuật.
- Hoạt động của sản phẩm phải êm ái, nhẹ nhàng, không gây tiếng ồn khó chịu.
- Sản phẩm phải dễ dàng sử dụng, vệ sinh và bảo trì.
- Các chi tiết của sản phẩm phải khớp nối chính xác, ăn khớp với nhau.
- Sản phẩm phải đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Cụ thể về từng sản phẩm mời bạn tham khảo tại TCVN 6073:2005.
4. Tiêu chuẩn nghiệm thu sản phẩm Enic
Những sản phẩm của Enic hầu hết là sản phẩm thiết bị vệ sinh cao cấp nhất hiện nay nên tiêu chuẩn nghiệm thu sau lắp đặt có điểm khác điểm so với các sản phẩm thông thường.
Tiêu chuẩn nghiệm thu thiết bị vệ sinh Enic là phải kiểm tra các chức năng của sản phẩm có hoạt động bình thường hay không. Đối với các loại bồn cầu thông minh, sen tắm, lavabo, bồn tắm, bồn tiểu nam cần theo dõi các đầu cấp nước, xử lý các vị trí rò rỉ nước và dọn dẹp sạch sẽ khu vực lắp đặt. Đối với đèn điều hòa phòng tắm đã có tích hợp remote thì cần bật nguồn và kiểm tra các chức năng. Còn nếu chưa tích hợp remote cần kết nối và khởi động thiết bị.
Điều quan trọng nhất của tiêu chuẩn nghiệm thu lắp đặt thiết bị vệ sinh Enic là phải đảm bảo an toàn điện, các mối nối điện chắc chắn không được hở, gây rò rỉ điện, làm nguy hại đến người sử dụng.
Người lắp cần kiểm tra các mối nối có chắc chắn chưa, đảm bảo dây được lồng chặt vào nhau và tiến hành dùng keo cách điện quấn phần lõi dây vừa nối lại. Sau khi nối dây điện xong, cần phải kiểm tra lõi dây có bị nhô ra quá nhiều gây mất thẩm mỹ hay không, kiểm tra độ chắc của mối nối và dùng bút thử điện, đồng hồ vạn năng để xem nó có hoạt động tốt hay không. Tiến hành bảo vệ mối nối bằng băng keo cách điện để bảo đảm an toàn lao động, tránh cháy nổ.
Enic nghiệm thu sản phẩm
Enic luôn đề cao sự an toàn của người lắp đặt và người sử dụng, đảm bảo tuân theo quy trình kỹ thuật để giảm thiểu sự cố trong lắp đặt. Ngoài ra Enic còn có dịch vụ bảo hành sản phẩm lên tới 15 năm, khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm trong suốt quá trình sử dụng. Tham khảo thêm chính sách bảo hành tại đây:https://enic.vn/chinh-sach-bao-hanh
Nắm bắt tiêu chuẩn nghiệm thu lắp đặt thiết bị vệ sinh sau khi lắp đặt giúp sản phẩm đảm bảo thẩm mỹ, vừa đảm bảo an toàn sử dụng. Bạn cũng có thể dựa vào những tiêu chuẩn để lựa chọn loại thiết bị chất lượng, phù hợp với nhu cầu sử dụng của các thành viên trong gia đình.
Chia sẻ bài viết
ĐỂ LẠI THÔNG TIN TƯ VẤN MUA HÀNG
Nếu quý khách hàng có bất kì thắc mắc nào về sản phẩm Enic hoặc có nhu cầu nhận tư vấn mua hàng từ đội ngũ Enic - Quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp qua số điện thoại hoặc để lại thông tin cần tư vấn bên dưới để được hỗ trợ kịp thời và chính xác nhất!
BÀI VIẾT LIÊN QUAN